NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

BẠN ĐỌC VIẾT » Ý KIẾN VÀ BÌNH LUẬN
Tại sao tác phẩm có nội dung không tốt, không lành mạnh lại được nhiều bạn đọc tuổi trẻ hâm mộ? Đây là vấn đề then chốt để giải mã NNA. Cũng chính là chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của lý luận - phê bình văn học thiếu nhi cần phải làm sáng tỏ.
Quan điểm, phương pháp giáo dục mỗi thời mỗi nơi có khác nhau nhưng đều thống nhất ở mấy điểm cơ bản: Học để biết - Học để làm người - Học để chung sống… Theo lẽ đó thì tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, như Phùng Thanh Vân đã phân tích và nhà văn Vũ Hạnh đã khẳng định, là những sự quái gở, đi ngược lại tư tưởng giáo dục của thời đại, khát vọng, mong đợi của nhân dân.
Các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh viết cho thiếu nhi trong hơn 20 năm nay đã trở thành những cuốn sách bán chạy nhất và cũng có số lượng in lớn nhất, được các bạn đọc nhỏ tuổi háo hức chờ đón. Ở Việt Nam là một hiện tượng chưa từng có. Nhưng thực tế tác dụng giáo dục của các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh như thế nào là một câu chuyện còn nhiều ý kiến khác biệt. Những bài viết khen đã có rất nhiều, BBT tập san CLB xin đăng lại bài viết của bạn đọc Chu Giang để bạn đọc biết thêm một cái nhìn về một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả chứ không phải của CLB.
Chào đón một năm mới an lành, Câu lạc bộ Sách Nguyễn Huy Tưởng xin giới thiệu với quý vị bài mới của tác giả Tùng Chi viết về Bản Nhạc Thánh Cung Si Thứ của nhạc sĩ J.S.Bach. Ông được vinh danh là một trong ba đỉnh núi vĩ đại nhất của nhân loại về âm nhạc, cùng với Mozart và Beethoven.
Chỉ có điều khiến người ta khó hiểu ở đây là tại sao Nguyễn Chánh Sắt lại giấu tên mình, mà thay vào đó là tên của Canavaggio? Nghi vấn này hiện tôi cũng không có câu trả lời chính xác, nhưng tôi nghĩ trường hợp “viết thay” hay “dịch thay” cũng không hiếm ở ta từ xưa đến nay
Victor Hugo, một trong những tác gia có sức ảnh hưởng lớn đến bạn đọc cũng như những nhà thơ, nhà văn Việt Nam phải kể đến đại văn hào Victo Hugo. Tác gia không chỉ là nhà văn lãng mạn tiến bộ ưu tú của nhân dân Pháp mà còn là của nhân loại
Ông làm việc vô cùng cần cù, toàn viết bằng bút mực, sau này là bút bi, trời nóng cởi trần mồ hôi, mồ kê mà ngày nào cũng cặm cụi viết, viết trên căn gác lửng.
Mấy ngàn năm ông cha ta hiểu thâm căn cố đế gan ruột của “người láng giềng vĩ đại không thể không chơi” và mỗi khi lỡ xơ xẩy lơ là cảnh giác ta đều bị nếm đòn! Khốn thay chọn người láng giềng dù khó nhưng còn có thể, chớ với quốc gia láng giềng thì “Đất nước Nam vua nước Nam ở / Rành rành định phận tại sách trời” (Lý Thường Kiệt). Nên khi “lũ giặc tới xâm phạm” tất phải “vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước đấu sức lại mà đánh” (Trần Hưng Đạo) “cho chúng biết nước Nam này là có chủ” (Quang Trung) thì mới giữ yên được bờ cõi, bảo vệ được giống nòi.
Việc giữ gìn biên cương, hải đảo là việc mà mọi triều đại của mọi quốc gia đều coi là việc trọng đại. Ở Việt Nam, việc sử dụng những người dân đảo Lý Sơn trở thành lính canh đảo Hoàng Sa mang tên “Đại đội Hoàng Sa” với những lễ khao lề tế lính hàng năm vừa trang nghiêm vừa cảm động đã như tấm gương sáng về lòng yêu nước và sự dũng cảm bảo vệ từng tấc đất tổ quốc.
Tổ Quốc là tiếng gà gáy sáng, là hiên nhà, là mồ hôi người nông dân rơi trên cánh đồng lúa chín vàng, hay khi gieo hạt trước Cửu Long giang lộng gió, là bát cơm thơm mùi gạo mới mình ăn, là ánh ban mai rạng hồng trong nụ cười của con, là tiếng con bi bô học nói, là khi chúng ta gọi tên đất nước mình trân trọng, thiết tha như tiếng mẹ gọi con, bà gọi cháu, vợ chồng gọi tên nhau…
Tục ngữ Việt Nam cũng khẳng định : người ta là hoa đất. Cái kết thật nhân văn ! Và bài thơ không chỉ là một lời giải đáp, nó còn đồng thời là một lời kêu gọi đầy ý vị, “vơ vào” nhưng rất “lọt tai” !
Khi đọc ít nhiều về Nguyễn Hữu Đang, tôi mường tượng ông là một “hiệp sĩ” ngang tàng, cao lớn, oai phong lẫm liệt, tiếng nói sang sảng. Một người hùng có thể dẹp yên, thuyết phục được đám đông đang cuồng nộ trước những tù binh Tây đầm. Nhưng nhìn kỹ những bức di ảnh thì ra ông là một người thanh niên tầm vóc nhỏ, đến khi về già càng nhỏ bé hơn. Gương mặt ông hằn sâu những suy tư, trăn trở, những nỗi niềm. Nhưng từ con người nhỏ bé ấy toát ra một sức mạnh kỳ lạ có thể thuyết phục được mọi người. Sức mạnh ấy xuất phát từ chính con tim suốt đời dâng hiến đến quên chính mình. Đó mới là tầm vóc thực của ông.