NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

LGT: “Một phút yếu đuối” là tên một truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, viết vào thời kỳ Tiền khởi nghĩa, đăng trên Tiên phong số 1, ra gần ba tháng sau khi Cách mạng thành công. Truyện kể về một nữ chiến sĩ cách mạng, tên An, bị hiến binh Nhật truy lùng, vì chúng đã phát hiện ra hoạt động của nàng. Ấn phẩm Người yêu sách số Tháng 3 trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số trang rút từ cuốn sách nói trên của Nguyễn Huy Tưởng.
LTS: Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6-5-1912, cách nay 108 năm. Ông mất năm tuổi 49, để lại nhiều tác phẩm dở dang, nhiều dự định chưa thành. Nhưng cùng với thời gian, sự nghiệp của ông không ngừng được bổ sung, bồi đắp trên nhiều phương diện, trong đó, bên cạnh những nỗi niềm của ông ngày càng được cảm thông, chia sẻ, còn phải kể đến chính những nhân tố đã “làm khó” ông lúc sinh thời…
LGT: Nữ ca sĩ Thương Huyền sinh năm 1923, mất năm 1989, cách đây vừa đúng 30 năm. Bà từng rất nổi tiếng với giọng ca mượt mà, truyền cảm, rất điệu nghệ mà cũng rất “mộc”. Thuộc thế hệ ca sĩ trưởng thành cùng cách mạng, cùng tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp bằng giọng hát của mình, Thương Huyền đã có những quãng thời gian khá thân mật với nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Nhân dịp 74 năm Cách mạng tháng Tám, xin giới thiệu cùng bạn đọc một bài viết về mối quan hệ giữa hai gương mặt nghệ sĩ ấy, in trong cuốn Nguyễn Huy Tưởng với người thân, NXB Thanh Niên, 2012.
LGT: Là nhà văn chuyên viết tiểu thuyết, ký sự và soạn kịch, Nguyễn Huy Tưởng đặc biệt ngưỡng mộ Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều của ông. Nhật ký của tác giả Vũ Như Tô có không ít những lời ông viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều với những tình cảm vô cùng trân trọng và cả đớn đau. Bài viết dưới đây phần nào cho chúng ta thấy điều đó. (Tiêu đề lấy theo một câu trong đoạn trích nhật ký.)
Năm 1985, nhân kỉ niệm 10 năm ngày chính quyền về tay, Thành phố Hồ Chí Minh đã đặt tên nhà văn Nguyễn Huy Tưởng cho một đường phố của mình. Nhà văn Anh Đức có bài Nhớ anh Nguyễn Huy Tưởng, đăng báo Văn nghệ ngoài Hà Nội. Xin trân trọng giới thiệu bài viết này của nhà văn Anh Đức.
Ngay từ khi ra đời, cuốn tiểu thuyết đã được nhiều bạn đọc yêu thích và cho đến mãi sau này, vẫn thuộc số tác phẩm được biết đến nhiều nhất của Nguyễn Huy Tưởng
Ở bài viết này, tôi muốn đặc biệt giới thiệu bức ảnh tiếp theo, chụp bốn ông: Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu, Nguyễn Huy Tưởng và Huy Cận. Bức ảnh này do chính nhà thơ Huy Cận tặng cha tôi, ở mặt sau có lời đề tặng của ông
Đến như Tào Tháo thì thực là anh hùng chứ không phải gian hùng. Vì nếu cho Tháo là gian, thì César bên La Mã, Napoléon bên Pháp cũng không được tiếng anh hùng
Cảm xúc từ cuốn tiểu thuyết của nhà văn hào Nga Tolstoi đã thôi thúc, kích thích Nguyễn Huy Tưởng cầm bút viết, và cũng chính vì thế mà ông mới bắt đầu viết nhật ký, và qua đó mà hình thành thói quen viết văn, trước hết là viết nhật ký hằng ngày. Nói một cách khác, tác phẩm của Tolstoi đã dẫn dụ Nguyễn Huy Tưởng đến với việc văn chương.
Bác sẽ viết cho ai và viết gì nhân ngày đặc biệt này. Sang năm 1959 là vừa chẵn mười năm ngày bác Nguyễn vào Đảng. Nhà văn Nguyễn Tuân bồi hồi nhớ lại những ngày ấy, cha tôi – nhà văn Nguyễn Huy Tưởng giục bạn viết đơn xin vào Đảng. Bác Nguyễn tỏ ý ngạc nhiên, sao lại phải viết đơn. Cha tôi nhỏ nhẹ giải thích, ai vào Đảng cũng phải viết đơn. Nguyễn Tuân là Tổng Thư ký Hội ký Hội Nhà văn, lại càng phải chấp hành...
Tháng 7/1958, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã đi thực tế ở Điện Biên, tại đây ông đã sống và lao động cùng các chiến sĩ, ông đã để lại cho Điện Biên và chúng ta tập tiểu thuyết \"Bống năm sau\" và hai tập nhật ký của bốn tháng đi thực tế đó. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên, đọc lại những trang nhật ký và tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng về vấn đề xây dựng lại Điện Biên, thiết nghĩ là một việc đầy ý nghĩa.
Riêng các tập nhật ký của ông – có đến 40 tập lớn nhỏ – bà xếp hết vào một chiếc va li con. Những khi nhớ quá lại giở ra xem, để được sống lại những năm tháng cùng ông. Đây là một câu ông viết về nỗi nhớ bà, hồi mới phải tạm chia xa: “Nhớ người lặng lẽ như cái bóng, êm đềm như bông, ngây thơ như trẻ. Em Uyên! Không bao giờ ta thấy yêu em, nhớ em như chiều hôm nay”.
« 1 2 »