NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

NHÀ VĂN VÀ TÁC PHẨM » Chân Dung Tác Giả Việt NAm
Hoan ý thức được rằng quan hệ mờ ám sẽ giết chết anh, phá hủy hết mọi tốt đẹp anh có. Anh lờ mờ nghĩ đến chuyện chạy trốn sự ưu ái không lời quá mức này. Có những mối tình, người ta bình lặng chiêm nghiệm không nói ra, âm thầm đau khổ mà thích thú nhưng anh anh sợ hãi và muốn chạy trốn.
Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tài, sinh ngày 11/12/1926 tại làng Đô Thái, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc tỉnh Kiên Giang). Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, mà tổ tiên từng là lưu dân khai khẩn đất hoang.
Xét về lý thuyết tiếp nhận, có thể thấy thơ Việt Phương như phù hợp nhất với một đối tượng được chọn lựa – giới trí thức giàu cảm nhận trí tuệ. Tuy nhiên, trong xã hội tri thức mói, bạn đọc có trình độ cao tức công chúng hiện đại sẽ ngày càng đông đảo, sự hâm mộ chắc chắn sẽ tăng tiến lên rất nhiều.Đó là tính đại chúng thời đại đã kết hợp được tính chất đại chúng – khoa học.
“Viết là đạo đức của nhà văn”, dường như có câu ấy. Sức đọc sức viết của Tô Hoài có lẽ ít ai dai và lì bằng. Mò vào bệnh viện thăm, thấy trên giường ông có sách về người Dao. Anh em ở báo Người Hà Nội còn giữ nhiều ký ức về những “pha” ông “cứu nguy trông thấy” khi sắp bị tuyên giáo “cạo”, như hồi đăng một bài thơ của anh Trịnh Thanh Sơn
Năm 2003, Huy Cận cho xuất bản cuốn Hồi ký song đôi (Hội Nhà văn). Đây là hồi ức về cuộc đời của nhà thơ từ thuở nhỏ, những năm đi học, làm thơ và hoạt động cách mạng. Cuốn hồi ký có tính chất đặc biệt vì có phần viết hộ cho cả người bạn đời tri kỷ đã ra đi, do đó có nhan đề là song đôi.
Hà Nội, Thủ đô yêu dấu của mỗi người Việt Nam, các nhà thơ, nhà văn nước ta luôn dành cho Hà Nội một tình cảm thiêng liêng, gắn bó. Do vậy rất nhiều tác phẩm văn học đặc sắc viết về Thủ đô. Với suy nghĩ chủ quan của mình, chúng tôi giới thiệu 12 nhà văn tiêu biểu viết về Hà Nội mà chúng tôi yêu
Khái Hưng người gầy ốm, đôi má hơi hóp và nước da hơi tái, nhưng nụ cười rất tươi. Nụ cười ngụ nét hóm hỉnh, nhưng hiền lành khả ái, chứ không hời hợt đãi bôi như Thế Lữ và không trào lộng như Nguyễn Trường Tam.
Trương Quốc Khánh quê gốc Trà Vinh, sinh năm 1947, tại Tây Ninh, mất năm 1999 tại TPHCM. 21 tuổi tham gia cách mạng cũng là năm anh viết ca khúc “Tự nguyện”. Cuộc đời Trương Quốc Khánh sôi nổi, thuỷ chung. Anh là Chủ tịch Ban Chấp hành Sinh viên Văn khoa Sài Gòn, Trưởng ban Văn nghệ sinh viên phật tử.
Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến sinh ngày 14/6/1953 tại huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên. Năm 13 tuổi, chị được cử vào học Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật khu tự trị Tây Bắc; từ 1976 - 1982 học Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp. Chị từng làm biên tập viên ở NXB Thanh Niên. Từ năm 2001, Đoàn Thị Lam Luyến công tác trong Hội Nhà Văn. Chị hiện là Phó Giám đốc Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam.
Đầu tháng 7/2013, chúng tôi có những ngày sống thật vui bên nhau, không lo âu, không buồn phiền, chỉ dong chơi hưởng thụ không khí tươi mát và cái tình người của thành phố trong sương. Và một buổi bình minh, nhà thơ Hoàng Cát đọc cho chúng tôi nghe một bài thơ TA GIỮ LẠI GIỮA LÒNG TA LỬA ẤM có ghi lời tặng vợ ông, người vợ đã cả đời tần tảo bên ông, bao bọc, động viên ông trong những lúc đắng cay, bất công khi xưa và cả lúc ông phải vật vã chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác. Thấy tôi thích, ông đã không ngần ngại ghi lời đề tặng « Rất yêu quý tặng em PHẠM THẾ CƯỜNG/Đà Lạt, bình minh 9.7.2013 ». BBT xin gửi bài thơ này đến bạn đọc...
Nhà văn, Nhà báo, Đại tá Nguyễn Trần Thiết năm nay 82 tuổi. Ông là một sĩ quan quân đội từ lúc nhập ngũ (1949) cho đến khi về hưu (1989). Ông ham mê làm việc, đi và viết. Không qua trường lớp đào tạo nghiệp vụ nhưng nhờ vốn thông minh sẵn có lại cần cù, chịu khó, có mặt ở những mặt trận, thời khắc lịch sử như Điện Biên Phủ (1954), Đường 9 - Nam Lào (1971), trong Phái đoàn Liên hợp quân sự 4 bên, hai lần ở trại Đa - vít (1973 và 1975), trong chiến dịch Hồ Chí Minh, chứng kiến chính quyền ngụy Sài Gòn đầu hàng ngày 30/4/1975, là người đầu tiên hỏi cung Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu vv… nên ông có vốn sống rất phong phú, giàu tư liệu để xây dựng tác phẩm. Năm 2000, ông bị một trận tai biến mạch máu não, đột qụy, phải cấp cứu và điều trị ở Viện Trung ương Quân đội 108 dài ngày. Ai cũng tưởng ông “mất sức chiến đấu” vào lúc tác phẩm viết về Dương Văn Minh còn dang dở. Nhưng như ông nói “Tác phẩm lớn nhất của đời ông chưa hoàn thành nên ông không thể chết được.” Hiện nay, di chứng vụ tai biến vẫn còn ảnh hưởng nên tay ông run run, giọng nói khó khăn hơn trước, phát âm như người nói ngọng.