NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

CHIỀU DÀI ẢO VỌNG (kỳ 8)

( 18-08-2020 - 12:17 AM ) - Lượt xem: 5067

Tội gì ông Vĩnh không phân phát tài lộc cho những người tốt xung quanh ông. Hơn nữa tiền ấy là của Nhà nước ông Vĩnh chỉ làm cho nó hợp lý, không ai khiển trách ông, sau này họ sẽ thành thân cận của ông. Ông Vĩnh đã từng trông thấy vị tiền nhiệm gần nhà ông. Khi đương chức thì người ra kẻ vào nườm nượp, cầu cạnh, nhờ cậy, lúc về hưu hôm trước hôm sau chả có ai đến chơi, không có một người bạn hay người đồng sự nào tới thăm.

Chiếc xe la đa màu trắng sang trọng đưa ông Vĩnh và Hoan từ Nội Bài về Hà Nội. Tới khi xe rẽ vào đường lên cầu Thăng Long Hoan mới thấy nhẹ nhõm trong người. Thế là thoát ! Suốt từ lúc lên đường, cũng trên cái xe này, anh luôn nơm nớp lo sợ bị bắt, lại trở về đi cày, tiêu tan sự nghiệp. Lưỡi cưa người ta bán tự do đầy ở các chợ Hải Phòng, Hà Nội, tại sao mang đi phải vụng trộm và thành hành động bất lương. Anh không gây khó tước đoạt tiền của ai mà phải sợ sệt đến khổ. Đây là tiền chênh lệch giá giữa hai miền. Khi người ta cần họ mua giá cao, tại sao cứ phải sợ hãi. Cứ trông vào đồng lương thì khó sống nên dù là cán bộ hay công nhân cũng cần phải xoay sở để tồn tại, không ăn cắp vật tư, tiền bạc; người ta ăn cắp thời gian. Ngồi trong cơ quan xí nghiệp họ lo làm việc riêng hoặc nghĩ ngợi hoạch định các việc phải làm sau giờ. Kẻng báo hết giờ, họ đạp xe rong ruổi trên các nẻo đường một cách nhiệt tình vì việc riêng.Hoan tự hỏi anh có phải là người tồi tệ không, nổi bứt rứt cứ làm anh dằn vặt nhiều đêm không yên giấc, những lo toan sợ sệt đến bạc mái đầu.

Xe vượt qua cầu Thăng Long, Hoan hỏi ông Vĩnh:

­    Anh đi tận miền Nam mà chỉ mang mấy quả Xoài chị nhà chưa bằng lòng đâu !

Ông Vĩnh cười:

­    Thế l nhiều đấy mọi lần tơi chả mang gì về.

Hoan mở cái Sáp sô lai lấy mấy sắp vải lụa đen, Ka tê ca rô và sắp vải len màu tím than.

­    Anh cầm đem về làm quà biếu chị:

Ông Vĩnh ngạc nhiên hỏi:

­    Cậu lẻn đi mua hàng lúc nào sao tôi không biết ?

   Hiểu ra Hoan định biếu xấp vải, ơng Vĩnh cau my. Giọng dứt khốt:

­    Tôi không nhận đâu, cất ngay đi đừng làm tôi nổi giận.

Thấy thái độ ỉu xìu của Hoan khi đóng nắp cái sap sơ lai lại  ông Vĩnh vồn vã.

­    Lương tôi đủ tiêu mọi thứ được mua cung cấp giá rẻ. Cậu biếu tôi chẳng phải làm ngược cung cầu ư ?

Ông cười:

­    Suốt ngày cậu đi sát bên tôi, không lúc nào rời làm sao mua được những thứ này ? Dạo chơi sao không rủ tôi.

Ông Vĩnh nói để xí xóa cảm giác ngượng nghịu của Hoan.

­    Thời đại bùng nổ thông tin mà! Ăn cơm xong em gọi điện ra mấy sạp ở chợ Bến Thành bảo họ mang hàng vào, cần gì họ mang nấy.

­    Cậu có sẵn số điện thoại của họ à?

­    Trên quảng cáo ở các tờ báo và tạp chí xếp trên bàn uống nước.

­    Cậu cừ thật. Cậu cừ thật ! Đọc báo tớ chẳng bao giờ ngó tới mấy trang quảng cáo.

Hoan hơi buồn, anh thắng lớn trong đợt đi này cũng nhờ có xếp. Muốn biếu xếp chút quà nhưng thái độ cứng rắn của ông Vĩnh làm anh không dám nài nỉ.

Bao nhiêu lần đi công tác, ông chưa mua quà cho bà vợ tần tảo lần nào, ông Vĩnh thấy thèn thẹn. Khi ông đi công tác bà lo cho ông từ cái bàn chải, cái khăn mặt, đôi bí tất đến miếng xà phòng nhỏ. Thế mà ông lại quên nghĩ đến bà. Nhận quà biếu trực tiếp thế này càng không nên.

Lúc xuống sân bay, ông Vĩnh nhìn thấy 4 túi Xoài cứ nghĩ ai gởi Hoan đem dùm nên không hỏi.

Làm thủ tục lên máy bay ở Tân Sơn Nhất xong, một người trong ban tiếp tân nhà khách đến đưa anh cái phiếu gửi hàng và nói: “Có hai túi xoài đã gửi lên máy bay, khi xuống anh nhận hộ, đây là quà biếu của Giám đốc công ty xây lắp miền Nam”. Hoan định không nhận nhưng cước họ đã trả, hàng đến Nội Bài không nhận cũng bỏ, anh đành gửi lời cảm ơn và cầm lấy phiếu.

Khi xe tới cổng nhà Hương Lan, Hoan chỉ xách một túi xoài xuống. Anh nói khẻ vào tai lái xe:

­    Phần của tổ xe một túi, còn lại là của xếp. Ông Vĩnh kêu:

­    Ơ sao tôi nhiều thế.

­    Em mua thêm cho riêng em mà.

Xe chạy vụt đi, ông Vĩnh cũng không tiện phản đối.

Hoan khệ nệ mang bịch xoài và chiếc Sáp sơ lai lên thềm, Quì xăng xái chạy ra mang giúp và reo lên:

­    A có xoài ăn rồi ! Thơm nức mũi. Sao ông mang nhiều thế cho khổ. Ông nên nghĩ cách cho có tiền thì hơn. Việc vận chuyển xoài dành cho chị em chợ Bắc qua, chợ cửa Nam người ta lo.

­    Xoài ông Quân cho có mua bán gì đâu nên nặng cũng phải cố.

­    Tay Quân có nói gì tôi không?  Có cô nào hỏi thăm tôi không.

Quì hỏi vẫn theo thói đùa cợt bông phòeng cũ.

­    Quân nói lần sau gặp lại ông, ông Quân sẽ vặn cổ lột da. Bạn bè mà bán toàn xi măng dỏm để hỏng hết công trình rồi!

­    Xì! nói xạo cũng không biết cách. Nó được tôi phân toàn hàng chính phẩm Của hiếm, lạy van người ta mới bán cho.

Hoan cười!

­    Ông ấy cảm ơn ông và nhắn ông chuyến tới dành bán cho thêm vài chục tấn nữa để xây kho chứa cà phê.

­     Có thế chứ.

Quỳ cười vẻ hoan hỷ tự mãn.

­     À mà sao ông biết tôi ở đây?

­    Đến bộ tìm, chị Hương Lan nói trưa nay ông về, nên tôi xin phép chị cho được đón ông ở đây.

Giọng Qùi vui vẻ, anh khoe:

­   Thông báo ông biết, tôi đã có công ty riêng “Công ty Trung tín” vận tải thủy bộ và  xây lắp. Từ nay, làm việc có đầy đủ tư cách pháp nhân, khỏi nhờ vả dấu má bị thất thoát nhiều quá. Tôi đặt trụ sở ở bến Chương Dương.

­    Sao lại đặt trụ sở ở bãi sông, ai người ta giao dịch? Hoan hỏi .

­    Vận tải thủy bộ phải đặt gần bến tàu, bãi sông , chẳng lẽ đặt ở gần bưu điện Bờ Hồ. Cơ sở hai đặt tại tầng trệt chung cư Quận 3 tôi vừa mua xong. Đành phải đấm mõm thằng Sáu Ngói một xe xi măng 5 tấn nữa nó mới  làm hoàn chỉnh giấy tờ cho, quân chó má !

­   Phân phối lại lợi nhuận nó phải thế, ông giận nó vẫn cứ như thế. Đụng đến giấy tờ là phải có  tiền rồi.

Nghe hai người nói chuyện Hương Lan thầm trách Hoan vô tâm, chẳng thèm chào hỏi chị lấy một câu. Mặt chị đỏ bừng, bực bội vô cớ và định rút lui lên gác.

Hoan mở sáp sơ lai ra nói:

­   Có mấy mét vải lụa, xin tặng chị Hương Lan.

Chị nghĩ phụ nữ bây giờ người ta mặc quần bò hoặc váy đầm, ai thèm lụa mà tặng. Lại thêm một “ông ngố”, chẳng hiểu gì về phụ nữ. Nghĩ vậy , chị vẫn cầm và lịch sự:

­   Xin cảm ơn Hoan.

Trong mảnh giấy gói là 10 mét lụa trắng dệt hoa dã quì nổi, có mấy đóa to trắng tinh khiết, làm Hương Lan quên nỗi giận hờn vừa qua.

Từ lâu Hoan đã muốn ghép Quì cho Hương Lan, nhân dịp này anh rủ hai người ra Nam Ngư ăn cơm trưa, tạo điều kiện hai người gần gũi nhau. Bữa cơm hơi tẻ. Hai người chỉ nói chuyện với nhau bằng những lời khách sáo, chệch choạc và vô nghĩa.

Buổi chiều, sau khi thăm văn phòng công ty Trung Tín của Quì, lúc ngồi uống nước Hoan hỏi:

­    Ông thấy chị Hương Lan thế nào? Có ưng để tôi làm mối cho.

­    Cô ấy đẹp, tế nhị, dịu dàng nhưng chỉ để làm cảnh. Cuộc đời thằng Quì này sóng gió vùi dập, cô ấy không sốc vác nổi thì hợp làm sao được. Minh tếu táo bỗ bã, cô ấy dịu dàng và có phần dút dát. Thân thiết, kiểu bạn bè rất thú vị, nhưng làm vợ chồng mà nhõng nhẽo ai chịu được.

 

 

 

Hoan và Quì luôn rủ nhau đi chơi tìm mối vận chuyển hàng, các cô sinh viên về quê nghỉ hè chưa lên, căn nhà vắng lặng, Hương Lan cảm nghĩ mình bị bỏ rơi, tủi thân chị muốn khóc. Một nổi buồn chán choán lấy chị. Hương Lan dắt xe ra định đến rủ một bà bạn đi thư giãn.

Quán trang điểm Ladys từ lâu đã trở thành câu lạc bộ tự phát của các bà nhà giàu, của các bậc mệnh phụ phu nhân và của những cô gái quá lứa nhỡ thì rỗi việc. Họ đến sửa móng tay, móng chân, uốn lại một lọn tóc bị duỗi, mát xa thư giãn những cơ bắp đã nhẽo. Đôi khi họ còn tổ chức học nhảy đầm với nhau hoặc mời một vài hướng dẫn viên đứng tuổi uốn nắn các bước đi uốn éo. Cũng có khi gặp nhau chỉ để tán chuyện “các lão ấy” và những cô bồ trẻ bị cảnh cáo hoặc bị đánh ghen dằn mặt. Táo tợn hay cao hứng các bà còn kể vanh vách những chuyện thâm cung bí sử thời hiện đại, ly kỳ đến mức người nghe tự hỏi có phải chuyện thật không hay phịa ra cho vui.

Hương Lan đã chán những chuyện phù phiếm vô bổ của mấy bà chị có máu hoạn thư này. Khi qua quán “Một Mình” chị nhìn thấy cái tên hay hay liền rẽ vào gọi rượu uống. Người đàn bà uống rượu một mình rất hiếm và lạ. Thỉnh thoảng các cậu phục vụ lấm lết nhìn trộm, sợ bà chị nổi đóa lên thì phiền. Hương Lan cứ uống hết ly này lại rót ly khác. Chị muốn uống say cho quên hình ảnh người đàn ông cương nghị trắng trẻo có duyên khác thường nhất là khi anh cười hấp dẫn lạ lùng. Chị thấy mình làm sao ấy, có phải sự hoang mang trong lựa chọn  yêu hay không. Chắc chắn hai người không thể lấy được nhau. Hoan đã có vợ và ít hơn chị 8 tuổi. Không yêu, sao chị cứ nhớ nhung vẩn vơ không dứt ra được, khi chỉ có một mình chị bồn chồn lo lắng và nghĩ ngợi lan man

Rượu ngà ngà say, chị tự bảo “bây giờ có thể về được rồi. Ngủ một giấc đến mai là sẽ ổn”. Chị xấu hổ cho ý nghĩ cuồng loạn của mình.

Gần nửa đêm sức nóng từ mấy bức tường cứ tỏa ra hầm hập. Hoan mở cửa chính cho đỡ ngột ngạt. Cái quạt điện mòn bi kêu cành cạch như có người gõ một cách khó chịu hút hơi lạnh ban đêm từ bên ngoài vào.

Chiếc đồng hồ quả lắc cổ uể oải điểm 11 tiếng Hương Lan mới chệnh choạng lái xe về.

Nghe tiếng xe máy, Hoan chạy ra dắt xe của Hương Lan lên hành lang. Nét mặt phờ phạc, mùi rượu, mùi nước hoa ngai ngái và dáng đi không bình thường của Hương Lan làm anh ái ngại.

­    Chị có cần tôi đưa lên phòng không?

­    Không , tôi tự đi được.

         Giọng Hương Lan nhẹt ra nhự ngọng.

Chỉ cần Hoan chạm nhẹ vào người chị, chắc chị sẽ nhũn ra, mọi cố gắng tự kiềm chế sẽ tiêu tan. Hoan đứng nhìn theo cho đến khi Hương Lan vào phòng, anh an tâm chạy ra khóa cổng và chốt cửa lên hành lang. Trên gác tiếng nhạc bài “trở về Surientô” từ cái đài đĩa Khác cốp rền rĩ lẫn tiếng xả nước ào ào. Anh đèn xanh dìu dịu từ phòng qua cửa để ngỏ hắt ra hành lang. Hoan nhẹ nhàng khép cửa phòng mình rồi ngã lưng xuống giường,  dát giường kêu cót két.

Trên gác tiếng nhạc nho nhỏ du dương vẫn vọng xuống trêu tức giấc ngủ của anh.

Cốc nước chanh ướp đá và làn nước mát làm Hương Lan thoát ra khỏi trạng thái ngầy ngật, đầu óc bớt u, u. Đứng trước gương, hai tay nâng hai bầu vú lên, tự xoa bộ ngực, lòng chị lại thấy xốn xang thèm khát được ai đó vuốt ve. Từ ngày ăn hết cân rãi yến chị cứ phây phây ra, da mịn màng trắng hồng như hồi còn đôi mươi. Nghĩ đến Hoan chị lại bối rối như đang làm điều gì không phải, Hoan kém chị đến tám tuổi, lại không đẹp trai lắm, mũi dọc dừa hơi bè bè hai bên cánh,vẻ mặt chân thật giản dị và có phần ngốc nghếch, đôi mắt luôn mở to nhìn thẳng. Chị khẽ thốt lên:

­    Hoan ơi lên đây.

Hai tay tự xoa hai bầu vu, sự đòi hỏi cuồng nộ làm chị rít lên thiểu não:

­    Hoan ơi tôi chết mất!

Mọi ngày Hoan lên ngay, nhưng lần này nhà vắng, anh cho là bất tiện nên dừng lại chân cầu thang nghe ngóng. Tiếng cái lược sừng tuột khỏi tay Hương Lan nảy lên nảy xuống sàn gỗ lạch cạch. Sợ Hương Lan rượu về tắm ngay bị cảm, Hoan vội lên bật sáng ngọn đèn chùm trong phòng.

­    Chị làm sao thế? Có cần mời bác sĩ không ?

Hương Lan đứng tựa bên bàn phấn, mắt chị long lên đỏ rực. Trong phòng mùi nước hoa thơm tinh khiết tỏa sộc vào mũi Hoan. Hương Lan chìa tay về phía anh lảo đảo như sắp ngã. Anh tiến lại gần. Một tay chị quàng níu lấy cổ anh, tay kia kéo nhẹcái dây khóa dọc áo đầm. Hai bầu vú không nội y che chắn trắng hồng nần nẫn phơi lộ ra, làm anh lúng túng bất động. Người đàn bà đa cảm ngọt ngào có đôi nét vụng dại mách bảo anh rằng cần phải nói. Nếu nói tôi không yêu cô thì quá tàn nhẫn, mà nói yêu thì không được. Hương Lan ngước bộ mặt đẹp mơ màng đang nhìn anh chờ đợi. Cái nhìn của “con quỷ đích thực” chứ không phải của người đàn bà đôn hậu rụt rè anh từng thấy. Giọng thì thầm đau khổ, chị dọa:

     ­    Hoan không thương tôi thì tôi sẽ kêu lên cho cả hai cùng chết.

Hoan mất cả tự chủ ngây ra, không nói được và cũng không phản kháng được.

Chị cầm tay Hoan đặt lên bộ ngực mình. Bàn tay anh mát lạnh bởi làn da của Hương Lan. Trước tòa thiên nhiên làm anh mê mệt, căng thẳng. Anh thấy mình yếu đuồi đờ đẩn run run vì vẻ đẹp lồ lộ của thân thể Hương Lan.

­    Tôi chết mất Hoan ơi ! Hãy thương tôi đi, hãy yêu tôi đi.

Chị ngây ngất choáng váng vì một tình yêu đầy mê đắm. Chị vít cổ anh hôn tới tấp vào môi vào má anh. Giọng chị thì thầm đầy đau khổ rót khẽ vào tai anh.

Cảm giác đê mê dịu dàng lan khắp cơ thể Hoan. Trước mắt anh chỉ thấy Hương Lan xinh đẹp mời gợi. Bàn tay anh vò nhẹ bộ ngực mềm mềm và đồ sộ của Hương Lan giọng anh thì thầm :

­    Tôi thích Hương Lan từ lâu nhưng tôi sợ.

­    Thích thì yêu em đi. Em cho anh hết.

Thì thầm, Hương Lan ngọt ngo dùng từ “em”.

Chị cười và ôm ghì lấy anh. Hương Lan lần cởi khuy áo cho anh, đôi môi họ gắn chặt vào nhau. Hoan kéo hai dải áo đầm trên vai Hương Lan tụt xuống. Mắt Hương Lan từ từ khép lại, chị cho phép anh hôn tất cả tấm thân nóng hổi, ngây ngất, miệng mỉm cười say đắm. Họ không nói lên lời, họ điên dại ơm lấy nhau.

      Mưa rào sầm sập rơi trên mái tôn những cành bàng xã xợi lắc đập vào cửa sổ như giận dữ như van xin. Đêm hoang dại, trời đất chỉ còn có hai người.

      Thuốc bổ cũng gây tội lỗi. Rãi yến sào quá bổ làm Hương Lan lúc nào cũng rạo rực muốn được hiến dâng. Ban ngày họ vẫn đi làm đều đều nhưng trong trạng thái mệt mỏi ngầy ngật say say. Trưa tối về họ khoá cổng, khoá trái cửa và lại tiếp tục cuộc tình ngu muội. Chị ngồi bó gối khóc cho thân phận mình, ngắm nhìn Hoan ngủ, chị lại cười thoả mãn vì khó lắm chị mới chiếm đoạt được Hoan. Chị mua trứng gà, thịt bò và đủ loại hoa quả đu đủ, chuối tiêu bồi dưỡng cho Hoan. Người anh vẫn cứ rạc đi, còn chị thì phây phây ra. Gò má chị đỏ ửng như tuổi dậy thì. Chị gục đầu vào ngực anh giọng thì thầm :

    ­    Vài hôm nữa bọn sinh viên nghỉ hè xong về đây, anh liệu mà cư xử, đừng có đùa cợt quá trớn đấy! Miễn hết việc giải toán giảng bài cho chúng nó. Tính em hoàn toàn không hiền lành như anh tưởng đâu. Em chỉ nhường Luyến đôi phần còn bọn khác xớ rớ em xé xác ngay. Liệu hồn! Anh mà phụ bạc em thì lành làm gáo mẻ làm muôi. Em chỉ cần anh thôi!

Con cá đã cắn câu không còn dãy dụa, anh im lặng thở dài thườn thượt. Chị nhìn anh lo lắng. Cả hai đều hiểu rằng họ không lấy được nhau. Buổi trưa, buổi tối cỗ máy tình dục phải sử dụng hết công suất. Những ngày ngắn ngủi phải luôn kề cận bên nhau để vuốt ve mơn trớn nhau. Chị sẵn sàng bỏ cơ quan để buôn thúng bán bưng vỉa hè cuối phố, miễn sao có anh nhưng anh có chịu không? Anh có dám một lòng vì chị mà bỏ tất không? Người ta có để cho anh bỏ tất cả vì chị không? Một cảm giác mất mát đổ vỡ sắp xảy ra làm tan nát lòng chị.

   Đêm đêm dưới bóng cây mơ màng che chở từ đường sà vào, họ quấn quít lấy nhau. Rồi mùa hè nồng nhiệt cũng hết. Những cánh hoa phượng vĩ đỏ rụng tơi bời dưới mưa bị cuốn đi. Sau mưa trời mùa thu xanh ngắt báo hiệu nỗi buồn lạnh lẽo sắp tới.

   Các cô sinh viên đã tựu trường ríu rít như lũ chim từ gác ba xuống chào chị.

­   Chúng con chào mợ! Chúng con biếu mợ ít quà quê, mong mợ ăn cho da dẻ mịn màng và trẻ trung.

   Họ nắm tay chị, thân tình và trìu mến. Năm nay chị ba mươi tám tuổi, lũ sinh viên mười tám đôi mươi cô nào cũng gọi chị bằng mợ xưng con không có gì quá đáng. Chị ngang tuổi mẹ chúng ở quê. Các cô biếu Hương Lan: vải quả Hà Bắc, hồng Lạng Sơn, mận Tam Hoa quả to Bắc Hà và cả đào Mẫu Sơn nữa. Mùi hoa quả thơm nức căn phòng át mùi nước hoa son phấn vẫn thường phảng phất trong phòng, Hương Lan có cảm giác đây là quà tống tiễn mối tình nồng nhiệt lặng lẽ trôi của chị.

   Mùa thu úa vàng đang đến. Những trận mưa buồn bã dai dẳng báo hiệu sự chia ly của hai người. Những giọt nước lanh tanh rơi từng hạt đếm ngày đếm giờ. Các cô gái nhí nhảnh vô tư vô tình đã chấm dứt sự suồng sã của hai người. Anh và chị phải trở nên đứng đắn và nghiêm chỉnh, phải kín đáo và thưa dần những cuộc gặp vụng trộm, phải nhìn trước nhìn sau nhẹ nhàng như mèo lẻn vào phòng nhau và luôn phấp phỏng cảnh giác đôi lúc hốt hoảng tim thót lại vì có người đi qua cửa. Chị bắt đầu sợ chính mình, sợ cái tình cảm buông thả quá mức của mình không biết nó sẽ tới đâu. Nếu ăn nằm với Hoan mà có con thì thật khủng khiếp. Bà mẹ “nhận” của lũ sinh viên sẽ nói sao đây, lúc ấy chỉ có nước chết nhưng phải bỏ Hoan chị lại không muốn.

   Nửa đêm chị lẻn xuống phòng Hoan thưa dần. Mỗi lần chị xuống anh cũng thích, lại run sợ chuyện lộ liễu, ý thức sợ kỷ luật dội lên khiến anh muốn dứt bỏ Hương Lan nhưng anh lại không dám và không nỡ.

   Trong cái cảm giác chờ đợi sự chia ly đầy đau đớn, anh đối xử với chị dịu dàng hơn. Khi người đàn bà đang yêu bị phụ bạc họ dữ dằn, hung hãn và táo bạo hơn lang sói. Không giết chết người tình cũng làm tan nát danh dự, địa vị của họ.

   So sánh cách sinh hoạt đi đứng của hai người. Anh chàng Hoan hay cười bỗng trở nên mơ màng tư lự, lo lắng, mắt mở to mà nhìn đi đâu ấy. Còn cô nàng bỗng trở nên dụt dè và tránh cặp mắt ai đó nhìn trực diện. Mấy bà mấy chị cùng cơ quan đã phỏng đoán hai người đang có chuyện gì không bình thường. Nhưng phỏng đoán vẫn là  phỏng đoán, có bắt tận tay day tận trán đâu nên họ chỉ thì thầm sau lưng. Đôi lúc Hương Lan bắt gặp những cặp mắt nhìn trộm làm chị chột dạ. Chị nghĩ cứ liều cho nó bung ra, để có được anh chị sẵn sàng chịu đựng sự đàm tiếu, chịu đựng sự kỷ luật. Còn anh sẽ sống như thế nào? Chắc anh sẽ đau khổ lắm. Mọi việc tiêu tan và có thể vì thế ngược lại chị mất luôn anh. Xấu hổ anh sẽ tìm về Hải Phòng hay đi một nơi nào biệt tăm biệt tích. Con chim đã sợ hãi bay đi, tìm thế nào được nữa ! Phải làm thế nào vẫn có nhau mà không tai tiếng. Chị đã bàn với anh chuyện này nhưng mặt anh nghệt ra nói giọng chán nản ”Mọi việc tuỳ Hương Lan quyết định, tôi không muốn mất Lan nhưng tôi thật sự sợ hãi và đã nghĩ đến con đường tự tử nếu lộ chuyện, mặc dù tôi đâu muốn thế.

   Họ vẫn đến với nhau, lo lắng phải chia tay nhau, làm cuộc tình càng thêm hứng thú, không dứt ra được.

   Từ hôm hai người dan díu, Hoan ít ngồi chung bàn ăn với Hương Lan sợ khoé mắt nụ cười tình tứ của chị làm người ta để ý. Lúc thì anh ngồi ăn một mình, lúc thì anh ngồi ăn với mấy cậu lái xe. Hương Lan kết thân với mấy cô kế toán bên bộ phận tài chính, lúc nào họ cũng cười nói ríu rít, bữa ăn thường kéo dài.

Ăn xong bữa cơm chiều Hoan lẳng lặng dắt xe ra về. Tắm rửa xong anh đặt nước chuẩn bị pha cà phê thì có tiếng chuông gọi cổng. Hoan chạy ra đón:

   ­   Anh Quýnh thật là người đúng giờ, xin mời anh vào nhà.

Hoan khép cổng và phụ giúp Quýnh đẩy xe lên hành lang.

   ­    Hương Lan chưa về à. Quýnh ngó quanh vẻ tìm kiếm

   ­    Chưa, có lẽ chút nữa mới về.

Tiếng con gái cười đùa ở tầng trên làm Quýnh ngước lên nhìn. Hoan giải thích :

   ­    Các cô sinh viên đó mà! Họ đang tự nấu ăn. Anh vào uống cà phê.

   ­    Ngồi ngoài này cũng được, ngồi ngoài cho thoáng.

Biết Quýnh muốn chờ Hương Lan, Hoan mỉm cười đưa hai cái ghế tựa và khay cà phê trên một cái bàn nhựa nhỏ ra đặt cạnh hành lang.

   ­    Thằng cha Thiện lại gây khó gì cho Hoan à ?

   ­   Vâng cũng có chút khó khăn nên tôi muốn hỏi ý kiến anh, hỏi kinh nghiệm lập dự toán cho một công trình, từng bước tiến hành ra sao, thẩm định kỹ thuật, giá cả thế nào ,…  Nói chung tôi mù tịt về vấn đề này. Anh uống cà phê rồi từ từ giảng giải cho tôi từng phần một. Hoan lấy giấy bút ra, như cậu học trò chăm chỉ sẵn sàng ghi lời thầy giảng.

Nhấp một ngụm cà phê, Quýnh gỡ kính cầm tay rồi nói

   ­    Ta bắt đầu nhé ! Lấy một ví dụ nhỏ về công trình X, người lập dự toán là phải đến tận nơi quan sát địa hình, địa vật, thổ nhưỡng,… không phải chỉ dựa vào thiết kế mà thôi. Cùng trồng hai cây cột giống nhau tại nơi này giá một, nhưng tại nơi kia là giá hai, ba thậm chí mười, bởi vì tuyến nó đi qua đầm lầy núi cao hay đồng bằng mỗi nơi một khác.

Quýnh đương thao thao thì Hương Lan về, Hoan nói khẽ :

   ­    Anh lên chơi với chị Hương Lan chốc ta bàn tiếp. Thứ nhất cự ly thứ nhì cường độ, anh không nên quên.

Lời gợi ý chí tình khiến Quýnh cảm động, anh gật đầu cười:

   ­    Tôi biết rồi !

   Quýnh đưa vội cập kính lên mắt, chạy ra đón Hương Lan :

   ­    Anh xin chào cô em xinh đẹp và yêu kiều.

               “Lại nói những lời sáo rỗng rồi”. Hoan lắc đầu ngán ngẩm

   ­    Anh Quýnh đến chơi!

Hương Lan chào khi Quýnh đỡ xe giúp chị

Câu chào không mặn mà làm Quýnh lúng túng, mặt nghệt ra, đôi mắt cận mở to sau cặp kính đầy ngạc nhiên nhìn Hương Lan. Gỡ thế bí đầy lạnh nhạt cho hai người, Hoan nói:

   ­   Tôi mời anh Quýnh sang hướng dẫn cách lập dự toán công trình. Mời chị ngồi uống cà phê.

   ­    Uống cà phê rồi sẽ khó ngủ đây.

   ­    Tôi pha nhạt với sữa cho chị

Hương Lan quay sang ghẹo Quýnh:

   ­    Sang viện có cô nào bám chưa? Khai ra!

   ­    Cô “kiếc” gì! Một bà nạ dòng ba con. Lấy bà ấy để lũ trẻ quấy phá thì tôi cũng chết mất.

   ­    Hì, hì. Hy sinh vì tình yêu nó phải thế.

   ­   Lúc nào bà ấy cũng bám nhằng nhằng, mệt chết đi được, “hy sinh” nữa thì đời đứt luôn.

Nhìn Quýnh thật thà không biết nói dối, Hương Lan thấy anh tội nghiệp, chị không chọc ghẹo anh nữa. Chị nói giọng nhẹ nhàng hơn với những âm hưởng êm và ngọt ngào.

   ­     Chẳng lẽ anh chưa có ai để nhớ, để thương?

   ­    Nhớ thương anh để tất cả chỗ em rồi! Anh chỉ nhớ có em, nghĩ đến riêng em. Chục năm nay em không biết sao?

Bị tấn công ngay trước mặt Hoan, Hương Lan yên lặng mặt ửng hồng. Hoan cười : ông này cũng văn vẻ đấy chứ.

Cổng ngoài đường khép hờ, Quì đi thẳng vào hành lang nói to như quát :

   ­    Xin chào cả nhà. Xin phép được nói với ông Hoan vài lời,… Cậu Quân ở miền Nam ra đang chờ ông ở khách sạn Thắng Lợi. Cả buổi chiều nay tôi chạy đôn chạy đáo tìm ông đến đây mấy lần không gặp ông. Xin phép hai vị cho Hoan đi với tôi tối nay. Chúng ta đi ngay thôi, từ đây đến Nghi Tàm cũng khá xa.

Hoan khẽ liếc nhìn Hương Lan, đôi mắt chị đang mở to nhìn Quì

   ­    Xin phép anh Quýnh và chị Hương Lan, tôi phải đi gặp tay này, hắn ở trong Nam ra, không gặp lại trách móc dằn dỗi khó chịu lắm.

Không đợi ai trả lời, Hoan đóng cửa buồng lại và đẩy xe xuống sân.

   ­    Hai vị cứ uống cà phê ngồi chơi. Khoảng mười giờ đêm tôi mới về.

               Quì đến ào ào như cơn lốc kéo Hoan đi, làm hai người còn lại chửng hưng.

Ra đến ngoài đường hai người mới cười.

   ­    Bây giờ lên Hồ Tây uống cà phê được rồi.

 

 

 

 

 

 

Trời chưa sáng tỏ, không gian đục màu sữa. Mấy cô sinh viên cố rón rén xuống nhà, nhưng những bước chân họ vẫn lục cục trên từng bậc thang gỗ lim.

   ­    Đi đâu mà sớm vậy?

   ­    A mợ dậy rồi, thế mà chúng con tưởng mợ đang ngủ. Chúng con đi Văn Giang đắp đê đây. Chiều mai chúng con mới về.

   ­    Mợ có mua gà Đông Cảo không? Gà ngon nổi tiếng thịt mềm và thơm. Ở chỗ đắp đê, mấy đứa có ở nhà Hà Nội đứa nào cũng mua gà về làm quà.

   ­    Mua cho tôi một đôi gà mái tơ nhé!

Hương Lan vội chạy vào trong phòng lấy tiền

   ­    Cứ cầm lấy, thừa thiếu tính sau. Có còn cô nào ở nhà không?

   ­    Không! Lao động đầu năm học không ai được miễn. Nói xong các cô lại ríu rít xuống thang Hương Lan theo xuống khoá cổng. Cô trở vào gõ cửa phòng Hoan :

   ­    Anh ơi! Mở cửa ra …… Anh Hoan!

Hoan đã thức dậy từ lúc các cô sinh viên nện guốc trên các nấc cầu thang. Anh uể oải mở cửa phòng. Hương Lan nhảy bổ vào ôm chầm lấy anh và nức nở khóc. Đang khóc chị bỗng dừng lại, hai tay đấm liên hồi vào ngực anh, giọng chị rít lên :

   ­    Em sẽ giết anh, em không chịu đâu! Anh bày trò đưa Quýnh sang giảng bài là có ý bỏ em. Không giữ được anh, em sẽ cho tan nát hết. Phụ bạc em, em giết anh xong rồi em sẽ chết.

Hoan hôn tới tấp vào mặt đầm đìa nước mắt của chị, tay anh xoa xoa vuốt ve lồng ngực chị, môi anh gắn chặt vào môi chị không cho chị nói.

Sau giấc ngủ ngon trở dậy con người khoẻ khoắn sung mãn, cái giường đơn trở nên chật hẹp. Trận mưa rào buổi sớm lộp độp rơi theo mái tôn, cả bầu trời như cùng hát. Sự hung hãn và liều lĩnh của chị dịu xuống.

Hương Lan mở cửa chính ra hiên gọi :

   ­    Bác Tâm cho 2 tô phở tái đặc biệt

   ­    Hai tái đặc biệt lên nhà trên!

Trong khi chờ làm phở Hương Lan ngắm mấy chậu cúc đại đoá buông những bông hoa trắng lõng thõng như bức rèm xuống bức tường hoa ngăn lối ra phía nhà xe. Hoa cảnh được ông Tâm săn sóc rất cẩn thận như của chính mình, chậu nào cũng khoe sắc đâm bông. Thằng bé phụ việc bưng phở lên, Hương Lan chỉ cái đôn sứ trong phòng khách :

   ­    Cháu để vào đây cho cô! Trưa lên lấy bát. Thằng bé đi ra Hương Lan đóng cửa kéo rèm, bưng hai tô phở sang phòng Hoan. Ăn phở xong, Hoan pha trà. Vừa rót trà cho Hương Lan, anh vừa dịu dàng nói :

   ­    Em biết đó, chúng ta không thể như thế này mãi được. Chẳng chóng thì chày sẽ lộ chuyện. Anh không muốn nó kết thúc một cách bi thảm. Anh thật sự sợ hãi cách kết thúc mối tình bằng cách chết hay phiêu bạt đến một phương trời xa lạ. Anh muốn là chúng ta cách nhau, tránh dư luận, thỉnh thoãng vẫn đến được với nhau. Yêu nhau để mà sống, chứ ai lại yêu nhau để rồi chết. D tan nát kiểu gì cũng không vớt vát được tình yêu, không giúp chúng ta gần gũi nhau.

Lần đầu tiên Hoan gọi em xưng anh với Hương Lan. Giọng anh nhỏ đều thiết tha và dịu dàng. Chị gục đầu vào vai anh khóc thổn thức, hai tay ôm chặt lấy anh như sợ anh biến đi mất. Vuốt tóc chị anh nói tiếp :

   ­    Anh cũng đã nghĩ đến cái chết, còn mẹ của anh sẽ ra sao đây? Cả em nữa, chết thì bố mẹ ở Nha Trang sống thế nào được! Chúng ta không phải đôi mươi mười tám bồng bột dựa cái chết để kết thúc những bức xúc, mà phải tìm ra một lối thoát trọn vẹn. Anh xấu hổ và đau đớn khi muốn ghép em cho Quýnh, nghĩ không cách nào hay hơn cách này.

Hoan ngừng lại như để cho lời nói thấm vào đầu Hương Lan. Chị đã thôi khóc và lắng nghe.

   ­     Em lấy Quýnh, nhưng chúng ta còn gặp nhau nữa không?

   ­    Gặp hay không là do em. Em  cho phép là anh đến ngay.

 

 

 

 

Ông Vĩnh cho gọi Hoan lên gấp. Anh vừa tới cửa ông Vĩnh đã thông báo bằng giọng lo lắng:

­    Đêm qua kho của bộ ở Hải Phòng bị trộm đột nhập. Chúng cạy bung mấy kiện hàng mới nhập.

­       Có bắt được tên nào không?

­    Bảo vệ nổ súng, chúng bỏ chạy hết. Thời đại thông tin đầy phone, fax, nhưng tin tức có chính xác không lại do con người. Cậu xuống ngay Hải Phòng phải sờ được những cài hòm bị cạy xem có trúng vào những thiết bị đóng cắt thủy lực ta gởi kho không, xem mất mát cụ thể cái gì. Nắm chắc tình hình rồi fax về cho tôi. Bộ trưởng rất quan tâm đến vấn đề này. Trường hợp nghiêm trọng phải nhờ công an họ tìm giúp, thu hồi lại các vật tư thiết bị đã mất về. Bọn kho dốt tiếng Nga, đọc vận đơn chẳng biết còn gì, mất gì.

­    Thưa anh,  có cần mời bên vật tư đi cùng không.

­    Có lẽ họ đang đợi cậu ở dưới sân rồi. Phải fax về gấp nhé. Tôi ngồi đợi tin của cậu ở văn phòng. Đi mau về mà nhận nhà. Cậu có tên trong danh sách được nhận nhà rồi.

Được phần nhà Hoan mừng ra mặt. Hương Lan tốt tính nhưng ở lâu nhà thuê cũng có nhiều điều bất tiện. Hoan nắm chặt tay ông Vĩnh, cất giọng nói:

­    Em có được phần nhà laø nhôø anh caû. Em xin caûm ôn anh. Nieàm sung söôùng saùng ngôøi khuoân maët treû cuûa Hoan lan sang caû oâng Vónh.

OÂng Vónh cöôøi vaãy tay baûo anh ñi, oâng nghó anh haõy ñeàn ôn toâi baèng caùch hoaøn thaønh vieäc ñöôïc giao.

Hoan gọi điện cho tiến sĩ Quýnh nói Hương Lan bị mệt, mời anh đến chơi. Quýnh cảm ơn Hoan rối rít vì cái thông tin tốt lành này. Trong đầu Quýnh phác nhanh kế hoạch mua quà gì cho Hương Lan. Hoan nói:

­    Hai người đã cứng tuổi rồi. Hãy tấn công mạnh và áp sát, luôn bám sát thắt lưng địch mới thắng. Tôi có việc xếp giao phải đi Hải Phòng ngay. Anh nên đến nhé.

 

Xuống thang Hoan nghĩ vụ trộm đúng là việc nghiêm trọng. Chưa bao giờ ông vĩnh có vẻ nôn nóng và dục giã thế này. Trước sân trên cái xe ô tô U-oat cổ lỗ. Lợi đang ngồi, hai tay ôm vòng vô lăng nhìn anh cười:

­    Ta đi luôn hả anh, vừa nói Lợi nhoài người ra mở cửa xe. Người bên vụ vật tư bảo, họ sẽ đi xe sau. Họ còn sọan tài liệu để xuống kiểm kê luôn một số mặt hàng.

­    Thế thì ta đi trước. Cứ giữ tốc độ vừa phải  để xe bên vật tư họ theo kịp.

   Qua ga Gia Lâm, Lợi cười bắt chuyện:

­    Hoâm nọ anh biếu quà xếp chối từ à? Hoan im lặng. Anh lố rồi. Dù có muốn nhận nhưng có người thứ ba xếp buộc phải chối từ.

   Hoan giật mình: xếp không nhận – chuyện còn loang đến tai Lợi, nếu nhận người ta sẽ thêu dệt thổi phồng như thế nào. Anh xác nhận:

­    Đúng là tôi thật thà có ý nhường ít quà cho xếp về tặng vợ. Nhưng xếp không nhận.

­    Nhận thì thành ăn tạp à? Xếp phải giữ mình chứ!

   Hoan thấy mình sơ ý quá! Không phải chỗ nào, lúc nào cũng tặng quà. Người ta tìm hiểu ngày sinh nhật, ngày cưới hỏi đến mừng,… chủ nhân mới không chối từ được.

Ngồi trên xe Hoan vẫn nghĩ về Hương Lan về căn nhà tương lai và cảm thấy thiếu  thiếu một cái gì đó. Một thói quen không phải chỉ mình anh mà của hầu như các cán bộ nhân viên đi công tác cơ sở đều có, phải mang đi hoặc về, trên chiếc xe công không mất tiền chuyên chở một chút hàng gì đó sinh lời. Hàng từ Hà Nội về rất khó bán, nhưng từ Hải Phòng lên có thể đem cá khô, tôm khô, nước mắm sản phẩm của Cát Hải. Nước mắm ngon các bà chị thích lắm. Hoan mỉm cười một mình.

­     Anh cười cái gì mà hơn hớn như người được bạc vậy. Lợi liếc nhìn anh hỏi.

­      Mình đang nghĩ muốn mua ít nước mắm về Hà Nội.

­    Chuyến nào em đi Hải Phòng cũng phải chở đồ biển, ngại nhất là cá tươi, phải rửa xe mệt chết mẹ. Nước mắm có “can” chắc chẳng sao.

Thì ra người ta đã  đi trước rồi. Anh có đụng hàng không.

Quán Đồng Nội nằm trên đường bao, ngay đầu TP Hải Dương, căn nhà khang trang, cao rộng hơi sâu về phía cánh đồng có mảnh sân lớn. Phía trước sân là bãi xe gần 20 xe đủ loại đang đỗ. Tài và khách vào ăn cơm uống nước rất đông. Xe tải chở bát đĩa, bia Vạn Lực từ Móng Cái về, từ Hải Phòng lên. Xe sắt, phế liệu từ các tỉnh xuống đông nghịt, ồn ào nhộn nhịp như một cái chợ nhỏ.

Hoan và Lợi phải chật vật đứng chờ người ta ăn xong mới kiếm được chỗ ngồi. Bàn bên cạnh hai người là một nhóm đông đang ăn uống. Toán người có vẻ hung hãn, cởi trần, trạm trổ đầy lưng đầy ngực. Một thanh niên tóc dài rẽ ngôi giữa ngồi phanh áo hở ngực ngang tàng kiêu bạc, vài nét săm rồng rắn trước ngực, trên hai cánh tay săm hai con đại bàng giọng oang oang vừa nói vừa chửi thề thỉnh thoảng lại thêm vài từ “đặc sản kinh dị” của cả hai giới, giữa quán ăn đông nghịt, vô tư như ở nhà. Không chỉ lớp trẻ, một ông già khoảng 50 tuổi râu xén ngắn như bàn chải, mặt đỏ vì bia rượu, đôi mắt sáng man dại tay khua lên chém xuống như sắp đánh nhau. Rượu ngà ngà say khi nói chuyện máu giang hồ không giấu được. Có lẽ họ cũng chẳng cần dấu. Họ là những người lái xe và áp tải sắt vụn, lam lũ nhưng ngang tàng bạt mạng và có chút liều lĩnh. Hoan nghe họ nói “đạp nó xuống đường”,“đập cho dập tay” mà chẳng hiểu gì.

Hoan và Lợi nhìn nhau yên lặng ăn cơm rồi mỗi người cầm một bịch cafe lạnh đđựng  trong túi ni lông vội vã ra xe. Xe chạy không ai nói một lời. Họ hiểu, bình luận cảnh vừa thấy cũng vô ích.

Qua khỏi ga Tiền Trung, thanh chắn đường tàu hạ xuống, bắt các xe dừng lại nhường đường cho tàu lửa qua cầu. Dọc ven đường sắt khoảng 20 người toàn thanh niên choai choai đứng rải hai bên bốn năm thước một người. Mỗi người cầm một cây móc bằng thép gân xoắn. Hoan không hiểu họ dùng những cây móc sắt ấy để làm gì.  Đoàn tàu hàng giảm tốc ì ạch kéo những toa trần chở sắt chầm chậm vào cầu. Dùng móc sắt móc vào thành toa các thanh niên thoăn thoắt leo lên tàu nhanh như khỉ. Người bảo vệ sắt xông ra chặn được một người thì hai bên bốn người khác leo lên và cuộc chiến bắt đầu. Ai đánh nhau với bảo vệ cứ đánh, còn lại nhanh chóng vứt những mảnh sắt xuống ven đường. Đã có người máu me chảy chan xuống mặt. Cả đoàn tàu náo loạn, toa nào cũng có đánh nhau. Người bên đường dừng lại nhìn.

Hoan quát Lợi:

­    Chậm lại, lao xe xuống ruộng bây giờ.

Hai công an từ hai đầu đoàn tàu bắn mấy phát chỉ thiên, chẳng ai sợ “còn đùa lại” cho em cái tút về cho cháu nó chơi. Không lẽ vì mấy mảnh sắt vụn mà lấy mạng người. Tàu vừa trườn qua như có phép lạ, từ những bờ bụi: người lớn, trẻ con, đàn bà, đàn ông hiện ra hò hét khiêng những mảnh sắt chiến lợi phẩm phăm phăm lội ruộng vào làng.

Lợi kể:

­    Cướp sắt trên ô tô họ dùng Honda chở người đứng trên yên, bám vào thành xe leo lên. Chủ sắt rút kinh nghiệm thuê toàn tay rắn mặt áp tải. Cứ ai bám thành xe là ống tuýp sắt nó phang cho nát tay rơi xuống. Thành ô tô ngắn nên chỉ một người đủ bảo vệ hàng, ông xã ông phường biết mặt biết tên người cướp sắt nhưng vẫn làm ngơ. Họ lý luận cướp là cướp của tư nhân, bọn tư sản mới phất lên, đâu có cướp của chính phủ, lý luận xuôi tay ấy nghe có điều không ổn.

Kẻ cướp là những công nhân thất nghiệp, những nông dân làm ngày  công hai lạng thóc, đáng trách và cũng đáng thương nên bắt bớ làm gì.

Xe vừa qua ga Lai Khê, Lợi vội tấp vào bên đường, nhường đoàn xe tải chở sắt kéo còi hơi inh ỏi chạy giãn cách nhau khoảng hơn trăm mét, xông lên. Bụi cuốn mù mịt như cơn lốc. Những xe chở sắt hai người vừa thấy ở chỗ ăn uống.

Vẻ sành sỏi, Lợi kể tiếp:

­    Trước đây các vị cướp sắt chơi trò dùng xe bò kéo để cản đường cướp sắt. Bây giờ cách ấy không dùng được. Nghênh ngang trên đường  có ý cản trở thì cả xe lẫn bò bị đẩy xuống ruộng ngay. Vì vậy, bọn lái xe sắt mà còi thì mau dẹp vào, lỡ có va quệt họ cũng không dừng xe lại. Cảnh sát giao thông đến xe gây tai nạn đã biến mất lúc nào rồi. Làm biên bản ghi lời người chứng kiến có ích gì.

Người ta phải phá cái cũ đỗ nát do bom đạn đề xây nhà mới, xí nghiệp mới. Bán xuất khẩu sắt vụn là tất nhiên.

Gần một năm nay, từ Bắc tới Nam người ta đi thu hồi sắt vụn. Sắt từ nhà máy hầm mỏ, cầu đường, từ những khu phố bị đỗ sập do bom Mỹ. Sắt từ ô tô, xe tăng Mỹ để lại, từ máy cày, máy kéo Liên Xô viện trợ, tất cả đều bị rả ra từng mảnh, ùn ùn xuống cảng Hải Phòng bằng mọi phương tiện vận tải thủy bộ. Chiến dịch sắt đã làm đất nước chảy máu kim loại. Hết sắt cũ thì máy móc chưa sử dụng sơ tán chạy bom chưa kịp đem về còn nằm trên bờ đê, ven rừng, ven đường bị lấy đầu, vặt đuôi đem bán. Nắp hố ga, hàng rào sắt bán tuốt. Thậm chí có xí nghiệp máy mới nhập về không kịp lắp ráp cũng biến thành sắt vụn. Cái tinh thần bảo vệ của công đã bị những tạ những tấn sắt nhấn xuống vũng bùn. Người ta đỗ lỗi tại chiến tranh, lợi dụng chiến tranh  phá phách thêm để thu lợi.

    Chiến tranh đã tạo dựng lên các anh hùng ở mặt trận, chiến tranh không hủy diệt nổi những kẻ cơ hội ở hậu phương. Nếu ai đó trong các chiến sĩ trở về với công việc hàng ngày thấy chướng  tai phản đối thói quan liêu hống hách liền bị chụp cái mũ “công thần”, bịt miệng bằng hai từ “đòi hỏi”. Mọi chuyện lại im re. Đất nước phải chờ đợi lớp người mới dám quên mình như các chiến sĩ ở mặt trận mới dẹp nổi nạn cướp ngày trắng trợn.

Ngại nói là dung túng tội ác nhưng người ta vì sợ bị trả thù không ai dám nói nên trộm cắp có cơ sở hoành hành không sợ sệt.

Ông Vĩnh không phải chờ lâu, bốn giờ chiều Hoan đã  fax về.

“Kẻ trộm cạy ba hòm, hàng nặng, không mang được ra khỏi kho, đang cạy hòm thứ tư bị phát hiện, chúng bỏ chạy, bảo vệ nổ súng. Tang vật để lại, toàn đồ mở hòm của kho. Tóm lại không hư hỏng và nất mát gì, cán bộ kho đã cho đóng lại hòm và niêm phong. Hoan cũng tham gia giám sát. Bên công an họ cũng vào cuộc, đang kiểm tra làm rõ sự việc”.

Thở phào nhẹ nhõm, ông Vĩnh vươn vai, những khớp xương kêu răng rắc. Ông nói chỉ để mình nghe.

­    Tốt rồi, phải cho người chuyển hàng đi ngay. Có tay trong chỉ điểm bọn chúng mới biết lô hàng mới để ở đâu.

 

 

 

 

 

 

Gió thu hiu hiu thổi se buồn, cây bên ngoài văn phòng ào ào rung lá rụng.

Hương Lan chìm ngập trong nổi buồn mênh mang, làm việc lúc nhớ lúc quên. Đầu óc chị như vỡ ra từng mảnh vụn, nó ong ong bên trong, chị nghĩ chị có quyền yêu người ít tuổi hơn, luật pháp không cấm. Cô giáo lấy học trò, dư luận có tính phong kiến ồn ào ít lâu, nhưng họ hạnh phúc rồi cũng quên đi. Chị lại tự phản bác ý kiến mình: Hoan đã có vợ, luôn tỏ ra lịch sự nhưng tiếc là cùng cơ quan không thể lấy nhau được.

Bà cấp dưỡng già tốt bụng khi dồn phần cơm cho Hương Lan đem về, Bà dặn:

­    Hôm nay cô xanh tái thần sắc, có ốm không? Về chịu khó đặt nóng lại rồi ăn. Cố gắng giữ gìn sức khỏe bồi bổ cho mau lại người.

­    Tại em uống cafe nhiều nên mất ngủ nó thế.

Cái cạp lồng đựng cơm vẫn để trên bàn. Căn nhà vắng người nó lặng lẽ làm sao! Hương Lan ngồi bó gối trên giường ngẫm nghĩ lại chuyện qua, Hoan đã liều lĩnh ôm chị, cuộc đời chị sẽ trượt đến thác ghềnh nào đây ? Chị tự dìm mình, đắm chìm trong khao khát thời thiếu nữ. Hai bàn tay chị rời rã tuột khỏi đầu gối, chị nuối tiếc tuổi xuân và bắt đầu sợ hãi nỗi cô đơn. Chị đang quờ quạng trong cái bóng vật vờ của tình yêu.Giấc mơ chăn gối dại đột đã qua, chị không thể lấy Hoan được. Nếu Hoan có tỏ ra yêu chị cũng chỉ là mối tình của hai kẻ điên buông thả và thác loạn.

Có tiếng chuông gọi cửa duới nhà. Hương Lan nghĩ người nhà có chìa khóa riêng ai mà đến quấy quả lúc này. Mặc kệ không tiếp. Năm phút sau tiếng chuông xen tiếng gõ cửa dồn dập. Hương Lan uể oải bước xuống cầu thang, giọng hơi bực, gắt khẽ:

    ­    Ai đấy? Việc gì mà gấp thế.

Mở cửa, Hương Lan xững người lại, tiến sĩ Quýnh với cặp kính cận, đôi mắt vốn lờ đờ dương lên nhìn chị. Lâu lắm chị không gặp anh. Vẫn cái vẻ trang trọng Caravat thắt cổ nhưng cái quần thiếu người chăm chút nên nhàu nát như của ông xe ôm đầu phố.

­    Chào em. Em không được khỏe ư.

­    Dạ ! Anh vào nhà đi.

­    Quýnh đưa chục đóa hoa hồng nhung màu tím thẫm cho Hương Lan.

­    Xin tặng em mong em mau khỏi.

Cái tục lệ bên tây tặng hoa là ôm nhau hai người đều biết, nhưng Quýnh chỉ dám đưa cánh tay cho Hương Lan vịn để cùng lên gác. Vào phòng rồi Quýnh vội vã tìm lọ để Hương Lan cắm hoa. Nhìn thấy cái cặp lồng còn đầy cơm trên bàn.

­    Biếng ăn là xấu người đi đấy. Phải ăn đều uống đủ da dẻ mới mịn màng. Tôi mời Hương Lan đi ăn cơm Hàng Buồm với tôi. Hương Lan nhận lời nhé.

­    Anh ngồi nghe nhạc, đợi em tắm đã.

Như thế là nhận lời, Quýnh thở phào nhẹ nhõm. Xưa nay anh vẫn sợ chị, vì sao sợ thì anh không biết. Hương Lan to tiếng sợ. Hương Lan chau mày gắt gỏng: sợ.

Cái đài đĩa Khác_cốp lại rền rĩ bài tình ca phương tây, nhạc không lời. Ngồi gõ nhịp tay vào mép bàn mãi rồi Quýnh đứng dậy nhảy một mình theo tiếng nhạc đang lắng vào tâm hồn, anh nghĩ như mình đang nhảy cùng Hương Lan.

­    Hí …Hí ! trông anh Quýnh ngộ quá hà !

Hương Lan từ phòng tắm ra, tay dùng cái khăn bông hoa đang vò thấm  mớ tóc còn ướt nước. Mùi nước hoa sực nức, đã từ lâu Quýnh không ngửi thấy xộc vào mũi anh làm anh dừng lại ngắm nhìn Hương Lan, Nói ngây ngô như trẻ em:

­    Em đẹp thật !

Vất cái khăn tắm lên tựa ghế, Hương Lan bám lấy bờ vai Quýnh, hai người nhảy tiếp bản nhạc còn dang dỡ. Quýnh thì thầm bên tai Hương Lan:

­    Em về ở với  anh nhé.

Hai mắt Hương Lan lim dim, khép hờ, đầu tựa vào vai Quýnh như đang chìm trong tiếng nhạc dịu dàng. Quýnh kéo nhẹ dây khóa và hôn lên bộ ngực của nàng. Điều mà xưa kia anh không dám. Sung sướng làm chân anh muốn khụy xuống và Hương Lan đang mềm mại, nhũn ra trong vòng tay anh.

 

 

 

 

 

 

 

Mãi đến gần tám giờ sáng hôm sau công việc ở kho mới xong.

Hoan bắt tay từ biệt mọi người rồi dục Lợi lên xe về làng. Xe ra khỏi khu kho, anh bảo Lợi lái xe đi lấy hai can gần tám chục lít nước mắm ngon Cát Hải, mười cân tôm kho bóc nõn, qua nhà Lượng lấy cái Ti vi màu 16 inch  anh đặt mua. Dạo này Đài truyền hình Hà Nội mới phát hình màu, các nhà đua nhau sắm Tivi. Anh chuẩn  bị sẵn sàng lúc quay về Hà Nội.

Một lần nữa Hoan lại ngạc nhiên vì sự thay đổi của mảnh đầm đầu làng. Tường vây xung quang mảnh đất xưa vốn là đầm nước lợ. Một bãi sắt vụn lớn trong khuôn viên đất đỏ. Xác tàu thủy, xác nồi hơi, tàu hỏa, xác ô tô đủ loại ngổn ngang trong bãi. Bốn góc là các đống sắt phế liệu đã phân loại: sắt tấm, sắt tròn và ống nhỏ, sắt xây dựng, sắt cây chữ I, chữ L tất cả đều cong queo vặn xoắn.

Mấy thanh niên bợm chợm, anh đã gặp cách đây ba hôm ở Hải Dương, đang ra sức dùng búa tạ nắn cho thẳng từng cây sắt to bằng cổ tay trẻ con.  Những mớ tóc dày, để dài mọc lợp kín cả cổ, ướt đẩm. Từng mảng lưng trần trạm trỗ, hoặc vai khắc những chữ đọc thấy nó ngộ nghê: “Hận đời”, “tình đã chết rồi”, “Từ biệt mẹ”,… Nhìn đám thanh niên đang làm việc Hoan lo ngại. Chết thật cô ấy tập hợp những tay dữ dằn này liệu có an ninh cho mình không?

Thằng Mấm đang ngồi trông hàng cho mẹ ngẩn ra nhìn rồi reo lên:

­    Cháu chào hai chú.

Nó bỏ quầy chạy ra, líu díu nói với Lợi:

­    Chú biết không?  Năm nay cháu được lên lên lớp, lại có giấy khen nữa.

Biết được thằng bé muốn gì. Lợi cười đẩy cửa xe.

­    Thế à? Lên đây chú nhóc. Tôi thực hiện đúng lới hứa, học giỏi được lên xe, giống như cô dâu lên xe hoa ấy.

Thằng bé cười tít cả mắt.

Một gian nhà lợp cói dành làm văn phòng. Luyến trắng và đẩy đà đang ngồi thu tiền viết giấy xuất hàng cho khách, phong thái đàng hoàng tự tin. Trong đám khách vây quanh có cả ông Bằng - chủ tịch xã đứng bên cạnh.

Hoan chào mọi người. Luyến dịu dàng nói:

­    Anh mới về. Đợi em một lúc nhé! Anh tiếp hộ em chú Bằng với. Mời chú ngồi chơi nói chuyện với nhà cháu, sắp xong việc rồi.

Sau khi dót nước mơi ông Bằng, Hoan tươi cười.

­    Cháu có lời xin lỗi chú. Nhà cháu chẳng biết trên biết dưới gì cả, bắt chú phải chờ là không được ạ.

­     Ấy tôi mới tới mà, không nên trách cô ấy.

­    Chú có việc gì để cháu gọi cô ấy giải quyết trước, chú còn bao nhiêu việc phải làm.

­    Chả là muốn xin chị ấy ủng hộ xã ít sắt sáu để xây trụ sở. Chú đang vận động bà con góp sức cùng xã xây lấy cái trụ sở cho khang trang.  Đổi mới rồi mà cứ úi sùi nhà cấp 4 nó thế nào ấy.  Vừa rồi chị ấy cũng đã ủng hộ hai tấn sắt xây trường cấp hai rồi. Bây giờ đặt vấn đề xin nữa chú hơi ngại,  đinh chờ vãn người sẽ nói.

­    Việc này thì phải chờ cô ấy thật rồi.

Hoan chỉ ra ngoài sân:

­    Mấy tay “hảo hán” kia là người xã mình cả à. Trông như ở Lại Xuân (Lại Xuân là trại cải tạo lao động) ra.

­    Xã ta chỉ có hai người, còn lại của các xã bên gửi. Có công việc chúng nó ra dáng con người, bớt bắt gà trộm chó của dân. Mấy cậu này bị lớp bộ đội về làng do thằng Tùng chỉ huy quản lý rất chặt, không ho he hóc hách gì được. Mấy tháng trước có một thằng lạc từ bên phố qua, tay cầm ống bơm tiêm bên trong có ít nước nâu như nước vối đòi xin tiền. Tay Tùng ra cản lại, nó làm già, dơ bơm tiêm lên dọa. Một cú đá chân trái bay bơm tiêm, một cú đá chân phải  vào mang tai ngã xuống. Thằng con giơi nằm lăn ra giả chết, ăn vạ. Thằng Tùng chửi “Mẹ mày! Mưa bom bão đạn, bố còn chả sơ, nói gì mấy thằng thở không ra hơi như chúng mày.” Bị thêm mấy cái cật tre đang cạp liếp, cậu chàng co cẳng chạy chối chết. Lúc ấy, chú cũng ở đây, đang nhận sắt cho trường cấp hai. Các chiến sĩ, các đảng viên về làng cũng đang phát huy vai trò tiên phong giúp làng xóm giữ gìn an ninh chú mừng lắm.

Hoan cười nhìn ông Bằng hỏi với vẻ lo lắng:

­    Xã ta có nhiều người nghiện không ?

­   Trước thì ít bây giờ nó phát triển như nấm ấy.  Gần như lúc nào cũng có  ít nhất một thằng trở lên. Cứ cái kiểu dung túng này khó mà triệt được.

­    Dung túng? Ai dung túng kia chứ?

­   Thằng buôn ma túy bị xử bắn, thằng nghiẹn ma túy cũng phải tù vài năm mới công bằng. Thằng nghiện chỉ xếp vào tệ nạn xã hội, động viên khuyến khích cai nghiện như thế hết nghiện thế nào được. Đã có người mua, tất sẽ có kẻ bán. Kẻ mua người bán đếu có tội.

Ý kiến ông Bằng có phần xác đáng. Nếu kẻ nghiện bị đi tù con các ông to dính vào không phải ít, ở bộ anh cũng có vài cậu ấm nghiện ngập làm bố mẹ khốn khổ,. Có bớt con nghiện làng xóm mới yên ổn.. lâu nay nhiều luận điểm về cai nghiện, giảm nghiện đưa ra thực hiện, xem ra chưa mấy hiệu quả, cứ nhìn vào các bảng thống kê hàng năm số lượng không giảm mà lại tăng thì thấy rất rõ. Chắc chắn nhà nước sẽ làm mạnh tay hơn với các con nghiện, nhưng đấy là tương lai, còn lúc này nạn nghiện hút đang là nỗi lo lớn của toàn dân.

Mấy khách hàng nhận được phiếu xuất vội vã ra chọn hàng. Sắt thép tuy cũ nhưng giá rẻ, mọi người ưa dùng. vì cho rằng đã bị lực cơ học của bom nên tăng độ cứng, ít rãn. Họ thích mua hàng ở đây còn có cô chủ hàng mềm mỏng, có xe công nông , xe bò kéo hoặc ô tô chở hàng đến tận nhà, giá chuyên chở rất rẻ.

Mãi lúc này, Luyến mới nói với Hoan:

­    Chắc chú Lợi còn ở ngoài xe? Anh và chú muốn ăn gì để em đi mua về làm cơm mời chú Bằng ăn cơm một thể.

­    Hà ..hà..không ăn cơm, chắc việc của tôi không xong mất! Ông Bằng cười sảng khoái.

­    Có chú Bằng ở ăn cơm, cậu Lợi  dân trung du. Cô cứ mua ít tôm he và  vài con cua gạch là được rồi.

­    Ăn gà vịt thôi. Giờ mua thế nào được hải sản. Hay em thịt con ngan to nhé.

Hoan hơi cau mày, chẳng lẽ cô ấy muốn lãnh đạo cả mình nên ăn món gì chăng? Ông Bằng cười ha hả:

­    Cháu tôi lạc hậu rồi. Chim, thu, nhụ, đé, song, vược, tôm he, cua biển bị chặn mua từ ngoài khơi để xuất sang Trung quốc đổi lấy pháo hoa, bịa Vạn Lực hết rồi. Mai đây người Hàn Quốc bằng lòng nhập thịt chó  đóng hộp thì món “Cây còn” chúng ta cũng phải nhịn luôn.

Hoan nhướng mắt lên và mặt ngẩn ra. Đôi lúc anh cũng nghe được chuyện động trời chốn cung đình nhưng không ai kể với anh chuyện giá cả, chợ búa. Ở Hà Nội, ở bộ anh nghe nhiều việc họ bàn, họ lo toan họ thắc mắc, nhưng chẳng ai đặt câu hỏi tại sao chợ thiếu tôm he, cua biển.

Cửa biên giới hai nước được mở lại, thiếc, chì, đồng, than ùn ùn tuồn qua Trung Quốc. Đồ sứ, pháo hoa, bia Vạn Lực và đồ chơi trẻ em tràn vào việt Nam. Mức hưởng thụ người Việt tăng lên, tài nguyên bị bòn rút chảy máu.

­    Cháu không biết đấy thôi: trăn, rắn, rùa, tê tê và cả ếch nữa đều bị sự hút giá cả vượt biên ào ào không cản đươc. Thật đáng buồn, một vài năm nữa đất nước liệu còn gì xuất nữa !

Hoan xin phép ông Bằng để vào thăm mẹ. Trước căn nhà nhỏ một giàn thiên lý đang nở hoa hương thơm ngan ngát, bên cạnh giàn bầu quả sai lủng lẳng trĩu cả giàn. Hoan gọi to:

­    Mẹ ơi con đã về đây.

Tiếng bà Liên ở sau nhà đáp lời:

­    Hoan về đấy à? Mẹ vào ngay.

Vất vội nắm rau muống đang hái vào cái rổ bà Liên te tái chạy vào nắm lấy bàn tay con trai, nhìn mặt nhìn người đánh giá sự tăng giảm trên anh.

­    Mày gầy đi đấy con ạ. Công việc dạo này có vất vả lắm không?

Anh cũng nhìn lại mẹ. Mẹ gầy nhưng nhanh nhẹn, tóc hơi bạc, mắt sáng và cái cười vẫn hiền hậu như hôm nào. Lấy cái mâm bông bằng sứ men xanh có vẽ lưỡng long châu nguyệt xuống bàn, anh xếp hoa quả đặt lên bàn thờ, bà Liên thấp hương và nói với di ảnh chồng:

­    Ông ơi con nó về thấp hương. Nó mua đào quả mà lúc sống ông rất thích đấy, ông về chứng giám và phù hộ cho vợ chồng nó làm ăn phát đạt.

Từ ngoài Luyến xách ngược con ngan đi vào, hai cánh ngan xã ra cố dãy dụa.

­    Mẹ ra tiếp chuyện với chú Bằng để cậu Lợi vào đây phụ con một tay.

Ở sau nhà, cạnh bể nước Luyền nắm chân, nắm cánh ngan cho Hoan cắt tiết. Luyến cười má ửng hồng nhìn chồng. Lâu lắm rồi bấy giờ hai người mới làm chung công việc nho nhỏ đáng yêu này.

Luyến khoe:

­    Em đã thành lập công ty rồi. Có cái danh công ty, làm ăn dễ hơn.

­    Lập công ty thì nên, nhưng việc kế toán cô phải cẩn thận kẻo bị truy thu thuế thì mất nghiệp đấy.

­    Em đã mời ông Thành già ở cạnh nhà ta bên phố giúp. Ông ấy từng làm kế toán nhiều năm cho hợp tác xã đóng tàu thuyền tận cho bên An Dương. Ông có nhiều kinh nghiệm lắm, tính tình cũng nhẹ nhàng, khéo léo và hiền lành. Em đang thuê làm bảng hiệu, tên công ty là An Thái anh nghe có được không? Công ty TNHH xây dựng sửa chữa gia công cơ khí và thương mại An Thái. Khi nào xây xong văn phòng treo biển khai trương anh phải về đấy. Em sẽ mời các chủ tịch và chủ nhiệm hợp tác xã, các cán bộ phòng ban của huyện và cả anh Được nữa.

­    Vẽ vời gì mà to chuyện thế?  Leo cao dễ ngã đau đấy, bà vợ của tôi ạ!

­    Ôi anh! Luyến cười sung sướng – Mời cũng là hình thức tự giới thiệu. Anh Được hứa sẽ là người đầu tiên ký với em làm một ngàn bộ xà cột điện. Một nghìn bộ xà khoảng gần 4.000 mét chữ L thì em có dư. Em đã xem bản vẽ anh ấy đưa rồi.

­      Máy móc ở đâu mà cô gia công?

­    Anh không nhìn thấy phía sau cái bạt kia à? Gần hai chục máy gia công cơ khí các loại. Mấy bác về hưu của cơ khí  Duyên Hải đang sửa lại, cũng vất vả lắm. Các bác ấy bảo, nhiều cái vẫn còn dùng được, lau chùi sửa qua là có thể hoạt động. Muốn có độ chính xác cần phải có thời gian hiệu chỉnh hoặc thay thế một số bộ phận.

Hoan cười trêu vợ:

­    Bà giám đốc định lập nhà máy “Trung qui mô với mấy cái máy gỉ ấy à?”

­    Các bác ấy khuyên cứ nhận hợp đồng với cơ quan anh Được. Mình có đủ điều kiện thực hiện hợp đồng lại sẳn nguyên liệu. Máy hàn hơi, hàn điện có tới 4 cái, máy cưa sắt chạy điện đang chạy, máy khoan bàn các bác ấy đang lắp.

­    Còn chuyện chú Bằng sao không giải quyết cho chú? Ít nhiều cứ ký cho nó yên chuyện.

­    Vâng để em còn tính đã.

Bửa cơm cả nhà rất là vui vẽ, đủ các thứ chuyện được kể ra.

Từ chuyện rùm beng thương binh chiếm mất mười lăm căn hộ một chung cư mới xây xong, đích thân đồng chí chủ tịch thành phố phải đến tận nơi giải quyết. Nhưng khi làm giấy tờ cấp nhà lại chỉ có một thương binh thật loại II, từ Vĩnh bảo lên thành phố a dua theo mấy ông què cụt tai nạn giao thông đi chiếm nhà. Đến chuyện làng Tràng có người đắp 10 ngôi mộ  giả trong vườn chờ khi giải tỏa đòi bồi thường. Nghe chuyện Luyến vừa ăn vừa khúc khích cười, chốc chốc lại liếc nhìn trộm chồng.

Hoan hỏi ông Bằng:

­    Chú xây nhà cho ủy ban xã chắc quỹ của xã nhiều tiền lắm mà dự định xây hai tầng.

Ông Bằng trả lời một câu xanh rờn:

­    Dân đóng góp nhiều ta xây cao, đóng góp ít ta xây thấp.  Cái trường cấp hai ta xây cũng thế mà. Vừa xây ta vừa vận động dân đóng góp.

Hoan tròn xoe mắt nhìn ông Bằng:

­    Trụ sở ủy ban phải đàng hoàng sao lại có bao nhiêu xây bấy nhiêu?  Trường cấp hai là huyện làm chủ đầu tư, các xã góp, thiếu huyện sẽ rót kinh phí. Còn chú,  chú lấy nguồn nào bổ sung? Dựa vào dân đóng góp cũng phải hợp tình hợp lý, hợp pháp. Không cẩn thận, chú sẽ vướng rắc rối kiện cáo trong khi mình chẳng ăn gì!

­    Tiền thì xã cũng có một ít, nhưng chưa đủ.

­    Mới thế mà chú định để bọn thằng Tuất chia thầu phải không? Mấy hôm nay nó cứ bám lấy chú. Luyến nói chen vào – Bọn nó chỉ biết uống rượu và thịt chó chứ xây với dựng cái gì!  Xây chuồng lợn cải tiến tường còn sụp đổ.

­    Theo cháu chú hãy dồn sức vào lo mắc điện cho dân. Nhiệm kỳ chủ tịch xã của chú đem được điện đến các nhà là vinh quang rồi!  Còn việc xây trụ sở ủy ban phải có thiết kế, dự toán và mời thầu theo đúng trình tự pháp luật, phải có ban giám sát kỹ thuật xây dựng, chi thu cho rõ ràng. Chú chỉ đạo không nên dính vào các  việc cụ thể ấy. Cháu sẽ nhờ bên viên quy hoạch nông thôn thiết kế giúp cho xã nhà một trụ sở vừa phải, như các nơi người ta đã làm. Mặt tiền sáng sủa khang trang, có cái uy của nơi công quyền, bên trong đủ chỗ cho các phòng ban, phòng họp, phòng khách, nhà xe, nhà vệ sinh, nhà bảo vệ.  Cháu sẽ tự tay lập dự toán sắt thép, xi măng, gạch, vữa từng phần riêng theo số tiền xã có, các phần phụ sẽ làm dần. Chú có thể cho thầu từng phần. Mười lăm ngày sau cháu sẽ cho gởi bản vẽ và dự toán về cho chú.  Cháu mách chú một mánh có tiền hợp pháp. Xã ta nhiều nhà xây lâu đài đẹp mà không có phép. Chú xin huyện cho xử lý các nhà này đúng pháp luật. Giàu có đóng góp chút đỉnh họ chẳng ngại đâu! Xã còn phải làm nhiều việc công ích, xây nhà trẻ ở cả 3 thôn, làm đường bê tông hoặc nhựa vào tới tận các xóm, lắp đặt nước sạch, có khi còn phải đặt cống thoát nước nữa. Mau chóng biến xã ta thành xã có nghề chứ không phải cứ trông chờ vào mấy cân thóc chả đủ để phát triển. Những việc cháu vừa gợi ý chú nên cho vẽ qui hoạch lập bản đồ ngay. Kiên quyết vận động không cho xây dựng đè lên các công trình sẽ làm. Cùng cần cho bà con họ biết quy hoạch của xã để họ ủng hộ.

­    Này thôi, hay mày về làng tao nhường cho mày chức chủ tịch ngay. Tao tự nguyện đấy.

Hoan nói về xây dựng làng xã làm ông Bằng cười thích thú, ông Bằng cao hứng xưng mày tao, không còn xưng chú gọi cháu nữa.

­    Tiếc cháu là người của công nghiệp mất rồi. Chắc chắn các em trong xã học hành về sẽ làm thay chú cháu ta.

Ông Bằng quay sang  nói với bà Liên

    ­    Nó mà về làm chủ tịch xã, chỉ mấy năm lên chức chủ tịch huyện như chơi.

Bà Liên cười sung sướng. Hài lòng vì con trai, bà nhìn con lại nhớ tới chồng, nó giống bố nó hồi còn trẻ. Gian bên cạnh trên một cái chiếu mới, chú Lợi mặt đỏ lựng vì rượu ôm thằng Mấm nằm co quắp ngủ, tiếng ngáy to vô tư không coi ai ra gì.

Ông Bằng về ủy ban, Luyến dẫn chồng ra phía sau tấm bạt lớn xem những cái máy đang sửa, mùi dầu mùi sơn hôi hôi xộc vào mũi. Cô chỉ qua bên kia tường nơi mặt đầm sóng lăn tăn trải trên đám cói xanh ra tới tận bờ sông.

­    Em đang định thuê năm hecta đất đầm còn lại này. Giấy tờ sắp làm xong.

­    Thuê làm gì? Hoan hỏi.

­    Thì mở xưởng cơ khí, xưởng may, xưởng giày, cái gì mà không được.

­    Thuê bao nhiêu năm? Thời hạn ngắn, sợ mở xưởng chưa thu hồi vốn đã hết hạn hợp đồng.

­    Ba mươi năm. Năm năm đầu, đất khai hoang nên không tính, sang năm thứ sáu phải đóng góp 30 triệu một năm. Sau mỗi năm tăng giá thuê lên 10%. Trung bình năm sáu triệu đồng một tháng.

­    Trời! Cô liều thật! Ai hậu thuẫn với vốn bé tí tẹo lại muốn bắt cả đàn trâu rừng. Tôi có giúp chẳng đáng vào đâu.

­    Ý anh thế nào? Ủng hộ em nhé? Em cưỡi đầu hổ rồi, dự án kinh tế em đã làm, huyện đã duyệt, văn bản hợp đồng thuê đất với huyện đã đưa chờ ký.

­    Tiền đâu mà cô đổ đất san nền, tiền đâu làm nhà xưởng. Ủng hộ thì ủng hộ rồi. Nhưng tôi lo lắm, biết vay mượn chỗ nào?

­    Anh yên tâm. Cái đống sắt ở sân ấy cũng có năm sáu trăm triệu. Tài khoản của công ty mới em vừa đưa vào 50 ngàn đô.

Hoan không thể ngờ cái cô “Jenny nhân vật của ông Ban Dắc” lại nhiều tiền thế. Anh nhìn vợ chằm chằm, không tin cô nói thật. Luyến hỏi chồng:

    ­    Lúc nãy anh có nhìn thấy bức ảnh dưới kính bàn làm việc của em không. Tiền ở đấy chứ còn ở đâu. Nhưng phải trước mặt mẹ em mới kể.

Đầu Hoan rối mù, tiền ở bức ảnh là tiền nào? Cô này có mơ mộng quá không?

­    Có mảnh đất bên kia, em sẽ mở rộng một xưởng nhỏ gia công phụ tùng xe đạp xe máy, bờ sông mở xưởng sửa chữa tàu thuyền. Em đã tham quan ở Quần Lực, Quyết Thắng và một số nơi nữa, máy móc họ cũng đơn giản. Nếu không được thì làm dép nhựa, chậu nhựa, làm cao su.

Ngưng lại lấy hơi Luyến nhấn mạnh:

­   Vấn đề chính đã có nhà xưởng mình có dám làm không?

­    Nhưng mấu chốt thành công là kỹ thuật và đầu bán ra các thành phẩm kia.

­    Bán hàng và dùng người nên học người Mỹ. Trả lương cao lôi kéo cán bộ kỹ thuật; thợ lành nghề. Bán hàng giá rẻ chất lượng để cướp khách. Các hợp tác xã còn phải chi phí nhiều khoản chứ em chỉ cần có 3 năm thực tập, phấn đấu hòa vốn tạo thương hiệu là được.

Thế mà mình cứ nghĩ cô ta mơ mộng thần kinh không bình thường. Thời cơ đến cứ lần chần sẽ nhỡ chẳng bao giờ gặp lại nữa.

Luyến về văn phòng lấy bức ảnh và mang thêm một sấp giấy tờ lên chỗ mẹ chồng. Luyến đưa bức ảnh chụp bà Liên, Luyến và vợ chồng Vạn Mai cho anh xem. Sao Vạn và Tiểu Mai ở đây ?

Bà Liên hiểu nổi băn khoăn của anh – Thằng Vạn gọi tao bằng Bác họ, bố mẹ nó đã chết, còn vợ nó hình như có quen mày. Tao đã nhận vợ chồng nó làm con nuôi. Chính chúng nó khuyên con vợ mày thuê nốt cái miếng đầm hoang bên cạnh để mở xưởng. Nước mình sắp vào “cái đám ô ….ô” gì đó nên sẽ dễ làm ăn lắm, phải nhanh chóng thay đổi lối làm trước để “nhập bọn” với họ. Chúng nó cho vợ chồng mày vay ít tiền để làm vốn đấy.

Đám ô… ô… là WTO bà Liên đọc trệch ra thế.

Anh hiểu: Tiểu Mai muốn giúp anh, Vạn muốn giúp Luyến, nên họ dễ thỏa thuận việc xuất tiền cho vợ chồng anh vay.

Luyến khoe:

­    Em dám mua sắt còn vì cái này nữa!

Cô  đưa cho Hoan xem mấy bảng giấy in vi tính tra kích thước tàu sà lan ra trọng lượng, sắt thép. Tra một mét vuông sàn nhà bao nhiêu sắt 6 sắt 10.

­    Bọn bạn của em chúng nó làm sở xây dựng, làm xưởng đóng tàu và đăng kiểm cho em cái bảng tra này để tính khi mua hàng. Từ đấy em nhìn độ tốt xấu của phương tiện, nhẩm ra số sắt có thể thu hồi sau phá dỡ.

    ­    Hôm nay vợ chồng thằng Vạn  nó đi Yên tử. Bà Liên nói với Hoan. Ngày kia mới về con nên ở nhà đợi nó, anh em gặp gỡ nhau, cuối tuần là nó về bên Âu khó gặp lại lắm.

­    Vâng, con sẽ đi Hà Nội bây giờ. Muốn nghỉ ở nhà phải xin phép tử tế, kẻo cơ quan cho mình là người “tự do quá trớn”.

Anh đánh thức Lợi dậy.

­    Chúng ta lại lên đường hả anh?  Vẫn cái cười hồn nhiên Lợi hỏi ?

­    Về ngay xếp mong.

Khi xe qua cầu Chương Dương. Hoan bảo cậu Lợi:

­   Dừng xe ở đây, cậu uống cà phê đợi tôi một lúc rồi hãy về văn phòng.

Nói xong anh ngoắc cái xích lô đi đến nhà ông Vĩnh. Bà Vĩnh vui vẻ nói với Hoan:

­   Chú vào đây, chị đang nấu cơm.

­   Em đến để cảm ơn anh chị đã giúp đỡ để em được phân nhà.

­   Chú không được người khác được, của riêng anh ấy đâu.

­   Anh không quan tâm đâu đến lượt em. Một lần nữa em xin cảm ơn anh chị. Vừa ở Hải Phòng lên, có  chút quà que, xin biếu anh chị. Loại này nấu bí đao ăn mát lắm.

Nói xong, hoan đưa ra một bọc tôm khô bóc nõn và một phong bì.

­   Anh ấy về mắng chết.

­   Em đã thưa với anh ấy rồi. Em đi đây.

Hoan chào và đứng lên đi luôn. Bà Vĩnh muốn ngăn lại nhưng không kịp.

Trời chiều trong veo mát mẻ, sau trận mưa cuối mùa, những trái bàng chín vàng rụng rải rác trên mảnh sân trước văn phòng Bộ. Sắp hết giờ làm, Hoan vội vã nhảy cách bậc lên cầu thang như đưá trẻ nghịch ngợm và dừng lại trước cánh cửa gỗ dày màu nâu khép hờ, gõ nhẹ 3 tiếng.

­    Vào đi. Tôi đang chờ cậu, ông Vĩnh nói vọng ra bằng giọng trìu mến ấm áp.

Anh tóm tắt lại tình hình dưới kho gần giống bản fax đã gởi, rồi báo cáo tiếp các việc đã làm để ngăn ngừa mất mát mà anh và các cán bộ vụ vật tư trao đổi với trưởng kho. Sắp xếp lại hàng thành những lô riêng và đánh dấu số của vận đơn vào từng hòm hàng cho dễ tìm. Cuối cùng yêu cầu kho cảnh giác với việc bọn trộm có nội gián chỉ điểm các loại hàngyêu cầu tăng cường tuần tra trong khuôn viên kho.

­    Biện pháp tạm được. Chuyển ngay hàng về nơi sử dụng để tránh thất thoát. Cậu thảo công văn dục chủ hàng cho người xuống Hải Phòng tiếp nhận và áp tải hàng. Yêu cầu trong vòng 15 ngày phải tổ chức các phương tiện thủy bộ đem hàng đi. Hàng có cùng chung vận đơn phải chuyển đi hết trong một đợt.  Không hạn chế thời gian là các  hắn dềnh dàng và lắm lý do, mà mùa nước cho sà lan đi được chỉ còn mấy tháng nữa. Thôi cậu thi hành đi.

Hoan ngập ngừng nhìn ông Vĩnh rồi nói nhỏ:

­    Em muốn xin nghỉ phép, về thu xếp việc nhà mấy ngày. Mong anh chuẩn y cho.

Vuốt mớ tóc bạc, ra vẻ nghĩ ngợi ông Vĩnh nói:

    ­    Công việc nhiều, cậu nghỉ phép thì cũng gay đấy. Thôi được, xuống làm cho xong công văn rồi đưa luôn đơn nghỉ phép lên đây.

Hoan lật đật ra khỏi phòng, chưa đầy nữa giờ cả công văn và đơn  đã được đệ trình trước mặt ông Vĩnh, xem xong ông Vĩnh ký vào đơn nghỉ phép cho Hoan và nói:

­    Công văn này để tôi bảo cậu Đăng gởi đi. Cậu được nhận một căn hộ ở chung cư Bạch Đằng hỏi xem cậu Đăng hôm qua nó nhận hộ cậu nhà thế nào.

­    Em cảm ơn anh, Không có anh giúp đỡ có lẽ em không lọt và danh sách phân nhà này.

Tin vui lớn lao, cảm động, giọng Hoan lạc hẳn đi. Người ta tranh nhau đến trở thành thù hận phe phái chỉ vì ngôi nhà. Không có ý kiến của ông Vĩnh chắc Hoan đã bị loại.

Tội gì ông Vĩnh không phân phát tài lộc cho những người tốt xung quanh ông. Hơn nữa tiền ấy là của Nhà nước ông Vĩnh chỉ làm cho nó hợp lý, không ai khiển trách ông, sau này họ sẽ thành thân cận của ông. Ông Vĩnh đã từng trông thấy vị tiền nhiệm gần nhà ông. Khi đương chức thì người ra kẻ vào nườm nượp, cầu cạnh, nhờ cậy, lúc về hưu hôm trước hôm sau chả có ai đến chơi, không có một người bạn hay người đồng sự nào tới thăm. Bởi vì lúc còn tại chức, ông ta chỉ biết mình, chỉ lo cho mình, bắt na bắt nét cấp dưới, đặc biệt chẳng giúp ai cái gì dù là trong tầm tay. Bạn bè ông cũng đối xử hời hợt, ông ta không chí tình chí cốt với ai. Sự lạc lỏng lúc về hưu giữa biển người tưởng rằng thân thiết, thật đáng sợ. Còn sống mà như cái bóng đã phai mờ. Thời vàng son như giấc mộng, chỉ khi già người ta mới thấm thía nỗi buồn không có bạn.

Hoan kể với ông Vĩnh:

­    Em thuê nhà chị Hương Lan đã lâu, chị có muốn tăng giá nhà chắc cũng ngại, vì chỗ cùng cơ quan khó nói. Nếu mãi cứ giá cũ chị ấy sẽ thiệt thòi. Vì vậy em cũng đang tìm một chỗ mới. Được phân nhà thật may mắn  cho em. Chị Hương Lan khỏi phải viện lý do nào đó đuổi khéo gã thuê nhà nghèo kiết. Em muốn tự giác rút lui, còn hơn bị đuổi nhà. Bị đuổi nhà, hai bên gặp nhau nó ngượng lắm.

Ông Vĩnh cười:

­    Cậu nói thế không sợ Hương Lan cô ấy giận à?

­    Giận hay không giận trước sau em cũng phải dọn đi mà. Một lần nữa em phải cảm ơn anh và khi đi phép lên em phải đến tận nhà tạ ơn cả chị nữa. Em xin phép đi trước.

Nói xong Hoan nhanh nhẹn rời khỏi phòng. Biết tin này Hương Lan vui hay buồn? Chân bước, người anh cứ lâng lâng như muốn bay. Hoan làm đơn xin nhà đã lâu. Nhà ít mà người cần thì quá đông, anh chẳng mấy hy vọng đến lượt mình, trâu chậm nước đục mà uống cũng không có.

Đầu hành lang, ngay cửa phòng Đăng đã đứng  đón Hoan:

­    Ông được phân nhà, đã biết chưa ?

­    Rồi! Vừa nghe xếp nói.

Lần đầu tiên Hoan mới thấy giọng của Đăng hồ hởi nhiệt tình, cười thật thà hơn, đôi mắt cậu ta nhìn thẳng thắn không liếc ngang đảo dọc. Hoan cười:

­    Xếp vừa cho biết, ông đã giúp tôi. Xin cảm ơn ông.

­    Cảm ơn suông thôi sao? Phải khao đàng hoàng.

­    Tôi có chối đâu. Nhưng phải thấy quyết định, thấy nhà, chứ khao tù mù thế này không được.

Đăng chạy vào lấy tờ quyết định do ông Vĩnh ký, đưa ra cho Hoan và kể công bằng cái giọng the thé.

­    Tôi đã mua một cái khóa Tiệp Khắc tốt, khóa lại cửa cho ông cẩn thận rồi. Việc bốc thăm nhà căng thẳng lắm, ai chả muốn lô đẹp. Người ta chia mặt bằng thành tám khối mỗi đơn vị được một khối từ tầng 7 tới tầng 1, có hộ trên cao, có hộ dưới thấp. Tôi bốc cho vụ công nghệ ta được khối một đầu hồi phía đông. Các đơn vị lập biên bản, đại diện ký vào,  khỏi sau này có thắc mắc phiền phức. Xong khối của chung cư đến việc bốc thăm của vụ ta mới hồi hộp và lo làm sao. Và bốc thăm lần lượt theo vần tên người (A, B, C,…). Ai rơi vào tầng nào nhận tầng ấy. May mắn tôi bốc cho ông trúng tầng 1. bốc thăm mà tay tôi cứ run. Rủi bị tầng 6 hay tầng 7 thị hận quá.

Hai tay cầm tờ quyết định anh cứ nghĩ mình nằm mơ. Với người ta, căn hộ tập thể chả là gì, nhưng với anh nó là cả ước mơ “Có nhà ở Hà Nội”

Nhân dịp này, anh sẽ tách xa Hương Lan tránh phiền phức tai tiếngcho chị.

­    May mắn của ông là nhờ số tôi đỏ. Tưởng tôi là chủ nên sau khi bốc thăm xong, có người ở đơn vị khác đã gạ đổi lên tầng năm họ sẽ trả chênh lệch 30 triệu.

­    Sao ông không đổi? Hoan cười.

­    Đổi để ông lột da tôi à?

­   Vậy tôi xin khao ông ngay chiều nay. Kẻo mai tôi nghỉ phép mười ngày rồi. Việc còn lại phải nhờ ông và chị Hương Lan cố gắng giúp. Ông chọn địa điềm đi. Tôi mời chị Hương Lan đi một thể.

­    Nhà hàng nổi Hồ Tây được không? Thoáng mát , rộng rãi và yên tĩnh. Có mời xếp đi không?

Hoan cười:

­    Không mời để mình tự nhiên hơn.Ông chuẩn bị đi.

Nói xong Hoan đi tới quầy làm việc của Hương Lan. Mặt chị đỏ bừng, hai tay buông thỏng, đôi mắt bối rối muốn lẩn tránh cái cười ngại ngùng của Hoan. Từ cái đêm hai người to tiếng ấy bây giờ họ mới thật sự ráp mặt nhau.

­    Chị Hương Lan đã biết tôi được phân nhà chưa?

­    Rồi! Muốn khao hả? Hương Lan cười hỏi lại

­    Khao thì không dám. Tôi chỉ muốn mời chị, mời anh Đăng cùng đi nhà hàng nổi Hồ Tây ngay chiều nay chia vui cùng tôi. Mai tôi nghỉ phép rồi. Mọi việc tồn đọng nhờ chị và anh Đăng giúp.

Hương Lam im lặng suy tính:

­    Tôi muốn mời thêm một người nữa được không?

­    Không thành vấn đề. Thêm bạn của chị càng vui. Hết giờ ta đi luôn nhé

­    Cũng cần phải trang sửa một chút. Hai chúng tôi cũng muốn gặp Hoan. Đúng sáu rưỡi tối chúng tôi có mặt ở nhà hàng nổi. Nhớ đón nhé!

“Nhớ đón nhé ” sao mà trìu mến thế? Hoan cố đoán xem ai sẽ đi với Hương Lan nhưng không ra, vả lại bạn gái của Hương Lan toàn những bậc đàn chị dữ dằn và nhiều kinh nghiệm làm reo quậy phá, anh đâu có quen. Họ cười đấy, nhưng cũng có thể quắc mắt lên bắt bẻ thế này thế nọ và nói những câu cay độc. Chẳng biết cái câu lạc bộ Ladys nơi bày mưu bày mẹo của các bà đã mềm mỏng huấn luyện Hương Lan những gì. Anh thấy lo lo.

Hương Lan vít cổ anh xuống nói thầm:

    ­    Chúng ta sắp có con rồi.

 

    ­     Sao ? Anh giật mình hỏi mắt nhìn thẳng mặt chị.

    ­    Chẳng sao. Chị cười quay đi để anh đứng một mình nhìn theolo lắng và có chút sợ hãi.

    ­    Hương Lan nói gì mà ông ngẩn ra thế?

    ­    Không có gì. Chị ấy muốn đi cùng với bạn.

   Hương Lan có chửa chắc chắn sẽ mầm mống của rắc rối và đau khổ sau này. Cố trấn tĩnh lại Hoan nói với Đăng:

­    Ông chở tôi về nhà lấy xe đã.

Trong khi Đăng đi lấy xe máy. Hoan chạy ra thì thầm với Lợi, rồi ngồi lên sau xe của Đăng. Anh về phòng cất tờ quyết định và lấy tiền, bỏ một triệu vào phong bì đưa cho Đăng.

­    Đây trả tiền mua bộ khóa của ông. Đăng dùng những ngón tay dài và hơi dẹp mở cái phong bì ra. Mắt Đăng sáng lên.

­     Ôi! Sao nhiều thế này. Cái khóa có mấy chục thôi.

­    Lộc bất tận hưởng! Nhờ số đỏ của ông nói theo miền Nam tôi được căn hộ tầng “trệt”. Không chừng cái số đỏ “ăn theo” còn làm ăn phát đạt nữa. Ông cứ cầm lấy mà xài.

Nhìn thoáng bóng người ở cổng. Đăng nhét vội cái phong bì vào túi quần, hất hàm ra hiệu cho Hoan.

­    Con vợ mới của ông kìa

Nhìn cô gái đang ở cổng. Hoan cười:

­    Vợ nào – Cô Phúc em gái tôi đấy. Vụ công nghệ ông nào chưa vợ tôi gả cho liền.

Đăng chun mũi nhăn mày, ông ta làm gì có em gái, sao chả thấy nói bao giờ. Cô thanh niên xung phong ở đâu ra mà xinh thế. Đăng nhìn dò xét chằm chằm, con ngươi của Đăng như lồi thêm ra sau mắt kính cận.

Hoan cho xe xuống sân, khóa cửa rồi mới gặp Phúc:

­    A anh! Em cứ sợ anh chưa về nên ngồi đợi bên kia đường. Em muốn nhờ anh dẫn đến gặp anh Long. Có mấy mặt hàng em mới đem từ Trung Quốc về, anh Long có “ăn ” thì em giao. Em có làm phiền cắt ngang việc của anh không?

­    Chuyện gì cũng để sáng mai. Bây giờ mời cô cùng đi dự buổi tiệc liên hoan mừng tôi được phân nhà.

­    Ngay bây giờ. Hoan gật đầu. Em mặc thế này có làm hỏng bữa tiệc của các anh không?

­    Không sao! Có áo màu xanh lá bữa tiệc thêm có tươi trẻ. Tôi mời cả vợ chồng anh Long, cô đến gặp họ tha hồ giao dịch ­    Hoan quay ra nói với Đăng – Hãy còn sớm ông cho tôi đi xem nhà một chút, ăn khao cái nhà mà chẳng biết mặt ngang mũi dọc nó thế nào kể cũng kỳ.

­    Ừ đi thì đi – Đăng nói – Mời chị Phúc ngồi lên đây tôi chở.

Hoan trêu Đăng:

­    Định tranh thủ để khai thác tin tức quan hệ hả? Liệu thần hồn, bà chằng đấy!

Đăng cười và mở máy vọt xe lên trước.

Tới khu nhà bảy tầng, phía trước còn ngổn ngang vôi vữa và gạch vụn. Hoan dừng xe

­    Hai người đợi tôi. Tôi đi gọi thêm tay Quì nữa. Tay này ông cũng biết mà chưa làm quen, giờ làm quen luôn một thể.

Đăng dựng xe, mở cửa mời cô Phúc xem nhà, Đăng nói:

­   Nếu xây nhà để kinh doanh gạch nền phải bóng phẳng, tường quét sơn ướt. Xây nhà cung cấp cho cán bộ công nhân viên, họ xây ẩu, chất lượng kém giao như thế nào cũng phải nhận. Chị xem các gia đình bên kia họ đang phải sửa sang lại.

Tự nhiên như chủ nhân tương lai của căn hộ, Phúc bước qua đống rác gồm giẻ rách, cán chổi sơn, ống bơ, vỏ thuốc lá cô đi vào trong. Cô ngó nghiêng từng cái cửa, săm soi độ bền chắc. Thuận tay cô vặn thử cái vòi nước. Nước chảy mạnh, xối ồ ồ vào lòng cái chậu rửa đứng bằng inox, mỏng tang, bên trong chạt vữa cấn vôi vàng lẫn những nhành lau gãy ra từ chổi đót. Toàn căn hộ vôi sơn lem nhem và đầy rác.

Đăng liếc nhìn Phúc dò xét. Cô em gái lạ lẫm của Hoan cứ vô tình xét nét từng chi tiết căn hộ. Đăng nghĩ, nghề đời có nhà là có bồ chẳng lẽ họ thông tin nhau nhanh thế.

Tiếng Quì nói bô bô từ ngoài cửa.

­    Hai mặt tiền Đông và Nam thế này tốt quá. Làm văn phòng thật tiện. Cố giữ cái đầu hồi đất đừng để ai người ta chiếm mất sẽ giảm mát đi.

Phúc cười chào Quì và tiếp lời

­    Anh ạ! Nhà đẹp chỉ sợ phần cống rãnh thôi. Tầng một là hay bị cái nạn tắc cống ứ thối và phiền phức nhất là nạn vứt rác từ trên xuống.

Chính đây cũng là điều Hoan băn khoăn, lúc đi đường anh nói với Quì, Quì đã quát lên:

­    Ông dở bỏ mẹ, người tacầu cũng không được tầng một, vừa làm chỗ ở, chỗ buôn bán, lại có thể cho thuê làm văn phòng.

Quì an ủi Hoan, sợ bạn phật lòng!

­    Chuyện cống rãnh trước sau gì cũng xảy ra, chung cư là như vậy. Ta cứ vào ở cái đã, nếu có xảy ra cống xì tràn thì cuốc nó lên làm lại đường cống cho to ra và nâng nền lên hai mươi phân nữa.

­    Cuốc nền? Nâng nền?

Hoan hỏi với vẻ không được vui. Hoan rất ngại phải đào phá căn nhà mới chưa ở.

­    Thế ông định giữ cái ngữ gạch hoa đóng thủ công cổ lỗ sĩ này đến bao giờ. Hiện nay nền nhà người ta dùng gạch men, có đủ loại màu, nhiều loại hoa văn, đẹp lại sạch nữa.

Hoan tiếc rẻ:

­    Nâng nền, cửa sẽ lỡ cỡ hết.

­   Mấy cái cửa gỗ, ván gỗ tạp sơn xanh lá cây này chịu được mấy nả, trộm đạo nó huých một cái là bay ngay. Đến ở thì phải cửa gỗ dày hoặc cửa xếp có lá gió mới an toàn. Nhà này phải thay hết nội thất: cửa sổ, đèn đóm thay hết. Ông sửa lại căn hộ, nó sẽ có giá trị lớn, nhưng cứ từ từ, chờ mấy hộ xung quanh họ sửa như thế nào rồi mình hãy làm.

­    Mỗi năm vùng này chạy lũ độ vài lần, có khi còn phải làm cái gác lửng để có chỗ chạy đồ. Chỗ này ông phải hỏi dân xung quanh xem nước xem nước dng cao cỡ no nào rồi hãy nâng nền. Đăng góp ý.

­    Lại còn thế nữa! Đành chịu theo sự thật vậy, nói xong Hoan vỗ vai Đăng

­    Đưa chìa khóa đây, tôi khóa cửa lại rồi lên Hồ Tây kẻo muộn.

Đăng cười nét mặt hóm hỉnh vui vẻ:

­    Tôi muốn giữ làm gì! Chẳng lẽ cứ thế này ông dọn vào ở à? Phải dặm vá, sơn quét lại, lau chùi, kỳ cọ nền…Hơn nữa phải xem ngày hợp tuổi, con gà đĩa xôi cúng kiếng thần linh thổ địa mới vào nhà được. Ông không duy tâm nhưng gia đình duy tâm, bạn bè ông duy tâm. Có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Ông cứ nghỉ phép đi, trong thời gian này việc dọn dẹp tôi bao hết.

­    Mấy khi được trả ơn thầy,  xin thầy cứ để anh ấy giúp.

Đăng nhướng mắt lên nhìn Quì đang cười, anh vội vã:

­    Em chào anh.

­   Mắt kính cậu theo thời gian nó dày thêm, không nhìn thấy ai.

­    Em xin lỗi anh. Vì mải giới thiệu nhà cho anh Hoan, quả là chưa kịp nhận ra anh, mong được thông cảm.

­    Thôi được. Ông Đăng khóa cửa còn lên đường. Ta phải đi sớm, để người đẹp Hương Lan vụ công nghệ chờ coi chừng bị khiển trách.

Nhà hàng nổi có hai tầng, họ chọn và chiếm luôn hai bàn tầng trên ngay cạnh cửa sổ trông ra Hồ. Những con thuyền thơ mộng có buồm nhiều màu đang băng băng lướt sóng về bến. Mặt hồ mênh mông, trời chiều xám xẫm, các nơi đã lên đèn, ánh sáng xa như những vì sao nằm trên mặt nước. Gió nhẹ miên man thổi thốc vào nhà hàng. Mùi thức ăn nướng thơm lừng kích thích dịch vị của các vị khách đang chờ đợi.

Một phục vụ viên trẻ mặc đồng phục trắng lễ phép cúi chào:

­      Quý khách dùng gì ạ?

­    Còn đang chờ người. Cho trước vài chai bia Hà Nội xanh, nước ngọt, một đĩa lạc rang húng lìu hay hạt điều. Người tới đủ, tôi sẽ gọi tiếp, Đăng nói.

Bia đã rót ra cốc mà khách chưa tới đủ. Khổ chủ nôn nóng nhấp nha nhấp nhổm chạy ra cầu thang nhìn xuống đón khách. Thoạt tiên Long chợ trời đến, cùng Lợi lái xe. Anh xách cái giỏ tre có cắm hoa, đựng hai chai rượu Tây đặt chéo đưa cho Hoan, Long nói:

­    Xin chúc mừng

­    Cám ơn! Xin mời anh vào.

 Hoan đỡ giỏ rượu đặt lên bàn bên cạnh.

    ­    Sao không đưa chị đi cùng?

­    Bà ấy bận trông cửa hàng, sẽ đến thăm nhà vào một dịp khác.

Lợi ôm khệ nệ cái hộp đựng bếp ga Nhật, ngượng nghịu nói:

­     Gọi là có chút quà mừng anh.

­     Cảm ơn! Tôi đãdặn cậu không phải quà cáp cơ mà

­    Dạ em mà đi tay không, hai tay nó lõng thõng thế nào ấy.

Hoan nghĩ bụng lại thích chơi sang rồi. Đăng rồi đến Quì đều đứng lên vỗ tay theo nhịp đi. Cả nhóm đều vỗ tay theo.

Hương Lan mặc áo dài màu thiên thanh, một tay ôm bó hoa hồng nhung, mặt đỏ lửng khoác tay Quýnh đi vào, dáng vẻ thanh thoát và hạnh phúc đôi mắt đen sáng ngời. Vẫn đeo cặp kính to dày, hôm nay Quýnh mặc bộ com lê màu tro nhạt còn chút lôi thôi của kỹ sư bất cần đời, nách cắp cái đồng hồ điện tử tranh Hạ Long, tay xách hai chai rượu vang trong túi giấy bóng mỏng tết hoa.

Không phải Hương Lan đưa mấy bà bạn già đến, Hoan thở phào trút được gánh nặng, nỗi lo tiêu tan.

­    Cơn gió lành nào đưa hai vị cùng tới đây thế này?

Đăng vui vẻ chạy ra đón.

Quýnh đặt hai chai rượu và cái đồng hồ lên bàn. Hương Lan trao bó hoa cho Hoan:

­    Xin chúc mừng và vô cùng cảm ơn Hoan.

Quýnh nói và nắm lấy bàn tay anh lắc lắc.

­     Xin chúc mừng, Hương Lan bẽn lẽn nói khẽ với Hoan:  ­    Em chiều lòng anh đấy nhé.

­   Cám ơn!

Hương Lan đi với Quýnh làm anh nhẹ nhõm, nếu đi với các bà chị khó tính nhóm Ladys thì chả biết tiệc vui có bị phá hay không? Anh vui vẻ xếp ghế cho hai người. Hương Lan yểu điệu và nhẹ nhàng ngồi xuống bên Quýnh. Mặt Quýnh tràn đầy niềm vui, đôi mắt tinh anh hẳn lên.

Đăng gọi cậu phục vụ tới:

­    Cho cốc uống sâm banh

Cậu phục vụ ngập ngừng giọng lắp bắp:

­    Dạ thưa anh …

Một số nhà hàng có lệ, khách uống phải dùng đồ uống của nhà hàng. Người ta lại tặng sâm banh cũng nhất thiết phải uống. Cái lệ ngăn chặn mấy vị bợm nhậu mua ít mà ngồi chiếm chỗ nhà hàng. Cái lệ khó chịu lần sau khách lịch sự không muốn trở lại. Đăng cau mày:

­     Biết rồi! Gọi hộ sếp của cậu ra đây.

Loáng mắt, một người đàn ông đứng tuổi đi ra,Đăng nói:

­    Ông bán cho tôi chai Wall Streef nhưng để lại trong quầy, tí tôi mang về. Còn bây giờ xin cho mượn mấy cái ly để uống sâm banh. Làm một đĩa nộm thịt bò khô đu đủ, một con cá chép Hồ Tây khoảng hai cân hấp bỏ lò, mang món khai vị súp tôm hoặc cua ra. Nếu như thế không phá được cái lệ quái quỉ ở đây thì để chúng tôi đi nơi khác.

­     Xin các vị cứ ngồi lại, tôi sẽ làm theo đúng yêu cầu.

                           Cốc, ly, bát đũa, khăn ăn được mang tới. Đăng nói:

­     Xin các vị chọn các món ăn sau đó anh Hoan sẽ bắt đầu.

Sâm banh được rót vào những cái cốc có chân thủy tinh trong. Bọt rượu đuổi nhau sủi tăm, tạo ra trên mặt rượu một làn sương mỏng phảng phất lững lờ màu trắng. Hoan đứng lên tuyên bố lý do bữa tiệc họp mặt. Mọi người nâng cốc chúc mừng cũng là lúc các món ăn được đưa lên. Họ bắt đầu ăn uống vui vẻ và trao đổi với nhau những câu chuyện chẳng ăn nhập gì với mục đích bữa tiệc. Lách luật có là phạm pháp hay không? Đã có các nhà doanh nghiệp doanh nhân thì không nên dùng từ “con buôn” nữa, hay thiên hạ xính dùng chữ trung tâm: trung tâm phở Hà Nội, trung tâm luyện thi Đại học,trung tâm mua bán, trung tâm làm đẹp, trung tâm mát xa, trung tâm vận chuyển ba gác, một cửa hàng mắt kính cũng phải dùng từ trung tâm. Bớt cái chữ trung tâm đi có vẻ thiệt nên ai cũng muốn mình phải là khoảng giữa, tâm điểm của vũ trụ. Chữ trung tâm trở thành bát nháo hết thiêng và nghĩ kỹ nó có đôi chút tầm thường đầy riễu cợt hay phỉ báng bởi một quận có tới  hai trung tâm giống nhau, nghề nào, mặt hàng nào cũng có. Chỉ chưa có biển hiệu “trung tâm của trung tâm” mà thôi.

Sắp tàn tiệc Hương Lan đứng lên:

    ­    Tôi xin mạn phép Hoan nói với các bạn một tin vui của riêng chúng tôi:

   Sau đó chị kéo tay Quýnh đứng lên:

    ­    Tôi đã nhận lời cầu hôn của anh Quýnh và đã đăng ký kết hôn rồi. Đầu tháng sau, ngày 10 tháng 8 ta chúng tôi sẽ tổ chức. Kính mời các bạn đến dự, chúng tôi sẽ gửi thiếp đến sau.

   Mặt Quýnh  đỏ lựng, anh nhắc theo:

    ­    Xin mọi người tới dự.

    Hoan mừng họ đã đi tới hôn nhân, mừng chúc họ hạnh phúc nhưng trong lòng anh thấy cay đắng tiêng tiếc vừa mất một vật quí. Hương Lan đăng ký kết hôn với Quýnh là đã hết lòng hy sinh cho anh. Anh băn khoăn cô ấy báo sắp có con thật hay chỉ để dọa anh. Có một đứa con là mong ước của Hương Lan, nhưng có con rồi đâu có đơn giản, chuyện nuôi dạy, học hành chẳng lẽ để mình Hương Lan lo.

   Nhìn nét mặt hân hoan của hai người, anh có phần nào an tâm. Chúc họ được êm ấm hạnh phúc.

Các Bài viết khác