NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

THƯ VIỆN » Đến với bài thơ hay
Với nhà thơ Chế Lan Viên, cuộc đời thơ của ông phản ánh chận thật cái tôi của đời sống cá nhân: sáng tạo, đa sắc thái, đa giọng điệu, luôn tìm tòi nét mới cho thơ. Chế Lan Viên đã sống trọn cuộc đời cho thơ ca với nét tài hoa vào bậc nhất. Là nhất trụ trong tứ trụ của “ Bàn thành tứ hữu” vang vọng trên văn đàn Việt Nam, có những đóng góp cho Văn học Việt Nam. Và “là bậc thi hào mà những sáng tạo nghệ thuật chưa có hồi kết”
Chế Lan Viên có nhiều bài thơ được đưa vào giảng dạy các bậc học như Người đi tìm hình của nước, Tiếng hát con tàu, Gửi Kiều cho em những năm đánh Mỹ… Nhưng ông cũng có nhiều bài thơ giàu chất tình tự khác. Như bài Hoa đào nở sớm, Xuân, Thu, Rét đầu mùa nhớ người đi phía biển…Sau đây là những cảm nhận về một vài bài thơ tình tự của Chế Lan Viên.
Bà mẹ Việt Nam như khắc họa lại hình ảnh dải đất chữ S hiền hòa, đan vào đó hình ảnh người mẹ, người phụ quên mình vì tổ quốc. Tái hiện lại lịch sử dựng nước và giữ nước của một dân tộc anh hùng, từ người phụ nữ tưởng chừng yếu đuối vẫn luôn đứng lên quật cường như Bà Trưng, Bà Triệu, như chị Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai,…
Vị Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ sinh ra trên đất phương nam mà lại là tác giả câu thơ \" Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long\" câu thơ được hàng triệu người con đất Việt thuộc nằm lòng. Câu thơ đó như tạc lên mây trắng trời xanh một chân lý: Dân tộc Việt Nam là một! Là một khối thống nhất từ đỉnh cao Lũng Cú Hà Giang đến đất Mũi Cà Mau đang vươn ra biển lớn.
Tập thơ \"Trời xanh\" NXB Văn Học 1960, đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn, trong đó bài thơ \"Cửu Long Giang ta ơi\" là một bài thơ hay. Nói như nhà thơ Xuân Diệu, chỉ với một \"Cửu Long Giang ta ơi\", Nguyên Hồng cũng đủ xứng đáng là một nhà văn có tên trong nền thơ Việt Nam hiện đại với một hồn thơ thấm đẫm tinh thần yêu nước, yêu cách mạng bằng một sắc thái riêng biệt.
Có lần tôi đi tàu chợ về Hải Phòng. Tôi vừa thu xếp được một chỗ ngồi thì nghe có tiếng người gọi tên mình. Trong đám đông chen chúc, lố nhố, tôi nhìn thấy Nguyên Hồng ở cuối toa. Ông lách qua đám người, đến chỗ tôi, hỏi thăm tôi đi đâu, có việc gì. Ông bảo, ông đưa con gái học ở Ba Lan về thăm Hải Phòng. Sau này tôi đã ghi lại hình ảnh của ông trong lần gặp gỡ tình cớ ấy vào một bài thơ có tên :Nhà văn Nguyên Hồng
Về bài thơ Nhà Tôi, nhà thơ Yên Thao kể như sau: “ Năm 1949, tôi công tác văn nghệ tại Quân đội Liên khu 3, theo một đơn vị đánh vào một đồn binh Pháp đồn trú cạnh sông ở một làng Đồi. Trong lúc đợi chờ giờ nổ súng, tôi trò chuyện với anh em và được biết ở đơn vị này có một cậu quê ở ngay làng Đồi đó. Phía bên ấy đang còn mẹ và vợ. Cậu ta lấy vợ được chừng tháng thì chiến tranh bùng nổ. Chàng lên đường đi kháng chiến, chia tay người vợ trẻ. Trong câu chuyện, mấy lần cậu ta nhắc đến giàn thiên lý của nhà mình. Tôi rất thích câu chuyện nên viết nên bài thơ “Nhà tôi”…”.