NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

“BÀ MẸ VIỆT NAM”

( 20-03-2014 - 10:11 AM ) - Lượt xem: 1522

Bà mẹ Việt Nam như khắc họa lại hình ảnh dải đất chữ S hiền hòa, đan vào đó hình ảnh người mẹ, người phụ quên mình vì tổ quốc. Tái hiện lại lịch sử dựng nước và giữ nước của một dân tộc anh hùng, từ người phụ nữ tưởng chừng yếu đuối vẫn luôn đứng lên quật cường như Bà Trưng, Bà Triệu, như chị Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai,…

Chiến tranh qua đi nhưng những hồi ức vẫn luôn ở lại, trong những câu chuyện kể, những kỉ vật, những tấm hình hay cả trong những vần thơ. Không chỉ là một người chỉ huy quân sự tài ba Huỳnh Văn Nghệ còn là nhà báo, nhà thơ với nhiều tác phẩm thẫm đượm tình cảm người chiến sĩ. Vừa là người chiến sĩ vừa làm thơ, thơ ông thật giản dị và đậm chất trữ tình! Những trang thơ văn của ông đã khiến nhiều người dân Nam Bộ yêu kính và gọi ông là “Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ”. Ông đặt vào ngôn từ cảm xúc người lính đối với quê hương, với đồng đội,.. gửi vào những hồn thơ. Là “Nhớ Bắc” với âm điệu hùng tráng, mang trong đó niềm tự hào, tình yêu dân tộc. Là “Tiếng hát giữa rừng” với nỗi đau hằn lên lòng căm thù giặc, quyết tâm bảo vệ đất nước. Là cả tình yêu cho những người mẹ Việt Nam, cho niềm vui đất nước độc lập qua  bài thơ “Bà mẹ Việt Nam”

Bà mẹ Việt Nam như khắc họa lại hình ảnh dải đất chữ S hiền hòa, đan vào đó hình ảnh người mẹ, người phụ quên mình vì tổ quốc. Dòng chảy thời gian theo dòng lịch sử đất nước, những năm tháng vừa xây dựng vừa bảo vệ. Cả thời gian và không gian như hiện lên bằng lời thơ đầy chí khí, hùng hồn của người con vùng Nam Bộ. Tái hiện lại lịch sử dựng nước và giữ nước của một dân tộc anh hùng, từ người phụ nữ tưởng chừng yếu đuối vẫn luôn đứng lên quật cường như Bà Trưng, Bà Triệu, như chị Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai,…và cả những bà mẹ ở nhà mà lòng hướng vể con nơi chiến trường. Mẹ ở nhà giúp sức người chiến sĩ hành quân ngang qua.  Bà mẹ của bao con người, bao thế hệ. đó là những người mẹ từ đời sống bước vào thơ ông

Có một nước bốn ngàn năm lịch sử

Bốn ngàn năm tranh sống với thời gian

Máu anh hùng tô non sông cẩm tú

Mồ hôi dân kết đọng ngọn lúa vàng

 Mẹ Việt Nam tuổi bốn mươi thế kỷ

Gót Cà Mau đầu tận ải Nam Quan

Cửu Long Giang, buông dài làn sóng tóc

Dựa Trường Sơn, đứng gác Thái Bình Dương.

 

Ngàn thuở trước làm dâu nhà Hồng Lạc

Một giòng con hăm lăm triệu Tiên Rồng

Con trung hiếu, trai khôn và gái đẹp

Cùng mẹ hiền lo xây dựng non sông

 

Có biển rộng, sông dài, rừng núi đẹp

Đồng phì nhiêu, lúa mía ngập mênh mang

Và âm thầm bao nhiêu vàng, than thép

Dưới mỏ sâu chờ đợi bước vinh quang.

 

Giặc cướp nước đánh hơi từ bốn phía

Kéo về đây thực hiện mộng tham tàn

Tên núi sông trở thành tên chiến địa

Chống xâm lăng thành truyền thống nhân dân.

 

Gặp thời loạn, mẹ phất cờ khởi nghĩa

Bầy con ngoan đứng dậy diệt quân thù.

Lũ cướp nước đã bao phen khiếp vía

Trở về quê không rửa kịp máu đầu.

 

Nay giặc Pháp lại mang đầu trở lại.

Dù tầm vông phải chọi với xe tăng

Mẹ vững tin nơi bầy con trung hiếu

Ngày mai đây diệt chúng cứu giang sơn.

 

Rồi Việt Nam của rừng vàng biển bạc

Của bình yên sáng lạng tiếng chim quyên

Sẽ nguyên vẹn, mẹ nghe chăng khúc hát

Khải hoàn ca từng nhịp đã vang lên.

Chiến tranh là đề tài muôn thuở. Nhưng chỉ khi sống cùng chiến tranh mới thấy được gian khổ tháng năm bom đạn, những ngày chia ly còn dài hơn đoàn tụ, những nghèo đói cứ mải dùng dằng chẳng để chỗ cho ấm no. Thế nhưng lửa chiến trường không làm nhụt chí mà đốt lên sự căm hờn. “Gặp thời loạn mẹ phất cờ khởi nghĩa/ Bầy con ngoan đứng dậy diệt quân thù”, bên cạnh những chiến công của người anh hùng, người thương binh, người liệt sĩ là sự hy sinh thầm lặng của người mẹ. Cuộc đời mẹ đã gắn vào vận nước như thế, đầy tự hào nhưng cũng biết bao là đau thương. Dọc miền đất nước nơi đâu cũng có những người mẹ như thề, những người mẹ mà mỗi chúng ta đều gọi “mẹ Việt Nam”, người mẹ của cả dân tộc! Chiến tranh được tái hiện phần nào qua Bà mẹ Việt Nam của thi tướng Huỳnh Văn Nghệ, ẩn trong đó là hình ảnh người mẹ ngày đêm lặng lẽ tần tảo, giấu giọt nước mắt vào tim, quên mình vì nhiệm vụ của đất nước, quên mình để lo lắng cho những đứa con ngoài mặt trận. Những mệt mỏi, những lo âu cho người con nơi chiến trường. Những người mẹ đã sinh ra người anh hùng, những người mẹ bỏ quên tất cả đê nuôi bao người con.

Hình ảnh đất nước yên bình, hình ảnh của niềm tin và hy vọng, hình ảnh người mẹ đầu che vành nón lá gày gò mà nghị lực phi thường. Ông như viết lên bài ca, gửi vào đó niềm  kính yêu đối với những người mẹ Việt Nam, đặt vào đó tình yêu của đứa con mong mẹ luôn vững tin chờ ngày chiến thắng, chờ ngày hòa bình về lại với quê hương.

“Đời dâng hiến giống nòi, mẹ sống giữa gian lao, vì đất nước hy sinh cả cuộc đời.
Nhìn mái tóc mẹ bạc phơ và ánh mắt mẹ như mơ 
Là biết mấy chờ mong mỏi mòn từng đứa con ra đi không bao giờ trở lai.
Chỉ câu hát ru con bên nôi, chỉ câu hát cuộc đời mẹ ru,
Mẹ trẻ mãi trẻ mãi mẹ ơi.”

(Hát Về Mẹ Việt Nam Anh Hùng)

HỒNG MINH

Các Bài viết khác